Báo cáo lãi lỗ (P&L) là gì? Tại sao báo cáo lãi lỗ lại quan trọng với DN

Hạch toán & Khai thuế
8641 lượt xem

Báo cáo lãi lỗ (P&L) đề cập đến vấn đề lãi lỗ của doanh nghiệp. Bản báo cáo giúp doanh nghiệp nắm bắt được những nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận và các số liệu thống kê để từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về báo cáo lãi lỗ.

1. Báo cáo lãi lỗ (P&L) là gì?

Báo cáo lãi lỗ hay còn được gọi là P&L (Profit and loss) là báo cáo về tình trạng lợi nhuận của một doanh nghiệp trong kinh doanh. Báo cáo là tài liệu đo lường về chi phí và doanh thu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Hiểu một cách đơn gian, đó là báo cáo về việc hiện doanh nghiệp đang lãi hay lỗ.

2. Vai trò của P&L trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Báo cáo kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá doanh nghiệp đó đang hoạt động như thế nào? Căn cứ vào tình hình thực tại, doanh nghiệp sẽ đưa ra các kế hoạch sản xuất, kinh doanh hợp lý để cải thiện hiệu quả hoạt động. Trường hợp nếu doanh nghiệp hợp tác với nhiều công ty, căn cứ vào các chỉ số P&L sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá và đưa ra quyết định có trở thành đối tác hay không.

Thông qua P&L doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nếu doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ liên tục thì doanh nghiệp cần đưa ra hướng giải quyết và xử lý kịp thời

3. Ý nghĩa của P&L trong hoạt động kinh doanh

  • Cung cấp các số liệu để lập những bản báo cáo kinh doanh từ sổ sách và giấy tờ liên quan
  • Xác định lí do khiến doanh thu của doanh nghiệp tăng hay giảm và đưa ra các biện pháp điều hành, xử lý kịp thời
  • Nếu thường xuyên cập nhật báo cáo P&L cũng như các báo cáo tài chính khác, doanh nghiệp sẽ có các thông tin cần thiết để phân loại các loại thuế trong doanh nghiệp

báo cáo P&L

4. 5 bước để chuẩn bị lập báo cáo lãi lỗ (P&L)

Để chuẩn bị lập báo cáo, doanh nghiệp cần thực hiện các bước dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, sổ sách rõ ràng

Để không gặp khó khăn trong việc xác định báo cáo P&L của mình, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ rõ ràng về các khoản thu chi của doanh nghiệp. Nếu thấy công việc ghi chép sổ sách thủ công tiêu tốn nhiều thời gian thì doanh nghiệp bạn có thể tham khảo phần mềm kế toán để giúp bạn tổng hợp các thông tin nhanh chóng và dễ dàng hơn

  • Bước 2: Lựa chọn khoảng thời gian cần theo dõi

Trước khi bắt đầu xây dựng báo cáo P&L, doanh nghiệp bạn cần xác định khoảng thời gian mà doanh nghiệp cần theo dõi. Bất kể khoảng thời gian này gần đây hay cách đây bao lâu, bạn cũng cần xem xét lựa chọn khoảng thời gian để không gây ảnh hưởng đến các bước tiếp theo trong quá trình lập báo cáo lãi lỗ

  • Bước 3: Tổng hợp doanh thu của doanh nghiệp

Các loại doanh thu của doanh nghiệp thường được phân chia thành: doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu dịch vụ, doanh thu tài chính và các doanh thu từ các nguồn thu nhập khác của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần tổng hợp để có được số liệu chính xác và đầy đủ nhất.

  • Bước 4: Tổng hợp các khoản chi phí đã phát sinh

Để biết được tình trạng doanh nghiệp đang lãi lỗ như thế nào, bạn cần tổng hợp các khoản chi phí đã phát sinh trong khoảng thời gian doanh nghiệp lựa chọn theo dõi. Doanh nghiệp cũng có thể phải xem xét các yếu tố khác như trả lại hoặc hoàn tiền

  • Bước 5: Thống kê lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận có được từ doanh thu trừ chi phí, vì vậy doanh nghiệp cần tính toán để xác định được kết quả cuối cùng. Nếu muốn, doanh nghiệp cũng có thể xác định thu nhập ròng, tức là “thu nhập sau thuế” của doanh nghiệp

>> Đọc thêm: Các chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán thông dụng nhất

5. Bản báo cáo lãi lỗ P&L bao gồm những nội dung gì?

Bản báo cáo lãi lỗ P&L sẽ được tính toán theo công thức:

Doanh thu thuần từ bán hàng = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu

Trong đó các khoản giảm trừ doanh thu sẽ bao gồm:

  • Chiết khấu thương mại
  • Giá trị hàng bán bị hoàn trả
  • Giảm giá hàng bán
  • Các thuế gián thu được tính trong giá bán

Mỗi doanh nghiệp sẽ có cơ cấu nguồn và lượng tài sản sử dụng khác nhau, chính vì vậy các chỉ tiêu lợi nhuận sẽ do mỗi doanh nghiệp tự quyết định. Để so sánh và đánh giá, doanh nghiệp cần xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau:

  • Các khoản lợi nhuận trước khi vay và các khoản thuế (EBIT) = doanh thu thuần bán hàng – giá vốn bán hàng – chi phí bán hàng – chi phí quản lý
  • Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất= EBIT – lãi vay vốn phải trả trong kì
  • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế x (1-thuế suất thu nhập doanh nghiệp)

Nắm vững công thức trên, doanh nghiệp sẽ dễ dàng phân tích P&L trong kinh doanh và việc đọc báo cáo không còn là điều khó khăn.

công thức báo cáo lãi lỗ

Doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ hay doanh nghiệp mới thành lập sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng các báo cáo lãi lỗ phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp bởi những hạn chế về đội ngũ kế toán hoặc không có kế toán chuyên trách thực hiện. Chính vì vậy, để giải quyết bài toán đó thì việc tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán là sự lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại

Để tìm hiểu thêm hàng trăm đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán uy tín và chất lượng, tự do lựa chọn đơn vị phù hợp với những tiêu chí đặt ra của doanh nghiệp thông qua nền tảng kết nối dịch vụ MISA ASP hoàn toàn miễn phí, doanh nghiệp nhấn tìm kiếm tại link dưới đây:

Bài viết chọn lọc

Xem nhiều nhất

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp các Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh tìm kiếm các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Nơi làm việc của bạn? *
Nội dung cần tư vấn
Chi tiết
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess