Kiểm toán là gì? Vai trò, chức năng của kiểm toán chi tiết nhất

Hạch toán & Khai thuế
16211 lượt xem

Kiểm toán là gì? Kiểm toán có vai trò và chức năng gì chắc hẳn là câu hỏi của không ít các đơn vị, tổ chức hay doanh nghiệp bởi những đặc thù trong công việc và những yêu cầu khắt khe đối với vị trí kiểm toán viên. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kiểm toán, chức năng, vai trò và công việc mà người làm công tác kiểm toán cần thực hiện.

1. Kiểm toán là gì?

Kiểm toán (KT) là hoạt động kiểm tra và xác minh tính đúng đắn, trung thực của một báo cáo tài chính nào đó nhằm cung cấp các thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đơn vị hay tổ chức đó.

Có thể hiểu đơn giản, kiểm toán là một quá trình thu thập, đánh giá các chứng từ, bằng chứng liên quan đến các thông tin tài chính đã được cung cấp để đưa ra những đánh giá, báo cáo về sự phù hợp của thông tin đó với các hạng mục được thiết lập.

kiểm toán là gì

2. Phân loại kiểm toán

2.1. Phân loại Kiểm toán theo mục đích của kiểm toán

Kiểm toán tuân thủ là loại KT nhằm xem xét doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức được KT có tuân thủ các quy định mà các cơ quan chức năng của nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền cấp trên đã đề ra.

Đây là loại KT nhằm đánh giá, xem xét các mặt về kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực của hoạt động được thực hiện KT, cụ thể:

+ Tính kinh tế: Xem xét tính kinh tế dựa trên việc để đạt mục tiêu đã đề ra, giúp doanh nghiệp, đơn vị hay tổ chức tiết kiệm tốt các nguồn lực

+ Tính hiệu quả: Kết quả đạt được tốt nhất với lượng nguồn lực nhất định

+ Tính hiệu lực: Xem xét khả năng về mức độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định của doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức thực hiện KT

Kiểm toán báo cáo tài chính là loại KT nhằm kiểm tra, đánh giá và xem xét về tính trung thực của các báo cáo tài chính được KT

Các BCTC được kiểm toán thường gặp bao gồm:

+ Báo cáo kết quả kinh doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo quyết toán vốn

2.2. Phân loại theo loại hình tổ chức kiểm toán

Dựa trên loại hình tổ chức kiểm toán, KT được phân chia thành 3 loại: KT độc lập, KT Nhà nước và KT nội bộ.

  • Kiểm toán độc lập

KT độc lập được thực hiện bởi các KT viên chuyên nghiệp, độc lập làm việc trong các tổ chức KT chuyên nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức.

Tổ chức và hoạt động của KT độc lập:

+ Tổ chức KT độc lập được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp với 2 hình thức phổ biến là công ty hợp danh và công ty tư nhân. 

+ Hoạt động chính của các doanh nghiệp KT độc lập là cung cấp dịch vụ KT, bên cạnh đó còn hỗ trợ thêm các dịch vụ về thuế, tài chính, định giá tài sản 

  • Kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán Nhà nước là việc kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước và được thực hiện bởi các cơ quan chuyên trách.

Tổ chức và hoạt động của tổ chức KT Nhà nước:

Tại một số quốc gia, tổ chức KT có thể phân thành các cấp như: KT nhà nước trung ương, KT nhà nước địa phương, KT theo khu vực địa lý

Ở Việt Nam, tổ chức bộ máy KT Nhà nước là cơ quan chuyên môn trực thuộc chính phủ, thực hiện các loại KT khác nhau: KT tài chính, KT hoạt động và KT tuân thủ nhằm đánh giá, xem xét các đơn vị đã thực hiện chấp hành luật pháp và các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành chưa để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.

Kiểm toán nội bộ là công việc kiểm soát, đánh giá kết quả thực hiện các quy chế nội bộ, thực hiện pháp luật và kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ, thực thi hoạt động tài chính – kế toán của doanh nghiệp có hữu hiệu hay không để đưa ra những đề xuất cải tiến, hoàn thiện.

Tổ chức KT nội bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo đơn vị, độc lập với các bộ phận khác  và được thiết lập dưới hình thức là bộ phận chuyên môn (phòng, ban…) trực thuộc bộ máy lãnh đạo cao cấp của đơn vị.

Hoạt động KT nội bộ thường không được quy định bởi pháp luật, trừ trường hợp ở Việt Nam quy định cho doanh nghiệp nhà nước. KT nội bộ thực hiện đánh giá, kiểm tra về tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực của hoạt động trong đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp được KT.

phân loại kiểm toán

3. Quy trình kiểm toán

Tùy thuộc vào từng loại KT sẽ có những quy trình KT đặc thù khác nhau. Tuy nhiên trên phậm vi chung, các loại KT sẽ có có quy trình tương tự nhau, bao gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Ở giai đoạn này, KT thực hiện các công việc như:

+ Công tác chuẩn bị: Tiếp nhận khách hàng, chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị phương tiện KT

+ Lập kế hoạch KT và xây dựng chương trình KT

  •  Thực hiện kiểm toán

Giai đoạn thực hiện KT bao gồm việc triển khai nội dung trong kế hoạch và chương trình KT, cụ thể:

+ Thực hiện các khảo sát KT

+ Thực hiện phân tích và khảo sát chi tiết về nghiệp vụ, số dư

  • Kết thúc kiểm toán

Giai đoạn kết thúc KT bao gồm các công việc cụ thể sau:

+ Tổng hợp kết quả KT

+ Lập báo cáo KT

+ Công bố báo cáo KT

Đối với KT BCTC sẽ bao gồm các công việc:

+ Xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn

+ Xem xét các sự kiện phát sinh sau

+ Đánh giá, nghiên cứu các kết quả và lập báo cáo KT

+ Công bố báo cáo KT và hoàn thiện hồ sơ KT

TÌM HIỂU THÊM: Phương pháp kiểm toán và cách phân loại chi tiết nhất

4. Vai trò, công việc và chức năng của kiểm toán

4.1. Vai trò của kiểm toán

Trong cơ chế kinh tế mới, vai trò của KT ngày càng được thể hiện rõ rệt và đang dần tiếp cần dần với các nguyên tắc, chuẩn mực của kế toán KT các nước. Sự lành mạnh của hệ thống tài chính phụ thuộc nhiều vào chất lượng các thông tin về các hoạt động kinh tế, quản trị kinh doanh do kế toán cung cấp và do KT xem xét, đánh giá.

KT ngày càng khẳng định được vai trò của mình đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước, cụ thể:

  • Đối với cơ quan Nhà nước: 

+ KT phản ánh, kiểm soát ngân quỹ nhà nước và sự vận động của toàn bộ ngân quỹ và tài sản quốc gia

+ Hỗ trợ Nhà nước đưa ra các quyết định và các giải pháp để quản lý kinh tế – tài chính hiệu quả

  •  Đối với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế

KT ngoài việc thực hiện vai trò kiểm tra, đánh giá các thông tin tài chính – kế toán còn thực hiện công tác tạo lập căn cứ và đưa ra những tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời, chính xác về đầu tư và kinh doanh

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Phân loại kiểm toán theo chủ thể và lĩnh vực kiểm toán

4.2. Công việc của kiểm toán

KT đóng vai trò quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm xác minh tính trung thực và tính hợp pháp của các báo cáo tài chính. KT thực hiện các công việc chính như:

+ Kiểm tra tính đúng đắn, trung thực của các báo cáo tài chính

+ Đưa ra các ý kiến về mức độ hợp lý của các thông tin tài chính – kế toán

+ Tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức về những sai sót đang xảy ra để từ đó gợi ý các biện pháp khắc phục giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

4.3. Chức năng của kiểm toán

KT có 2 chức năng chính là xác minh và bày tỏ ý kiến

  • Chức năng kiểm tra và xác nhận (xác minh)

Chức năng xác minh của KT nhằm khẳng định mức độ trung thực của các tài liệu và tính pháp lí của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập báo cáo tài chính. Đây được coi là chức năng cơ bản nhất gắn với sự ra đời và tồn tại, phát triển của hoạt động KT.

Chức năng xác minh được thể hiện theo 2 mặt

+ Tính trung thực, đúng đắn của các số liệu

+ Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp, đơn vị hoặc tổ chức đó. Các thông tin trước hết sẽ được xác minh qua hệ thống kiểm soát nội bộ, kết quả cuối cùng khi được xác minh sẽ được điều chỉnh để có hệ thống thông tin tin cậy và lập các bảng khai tài chính

  • Chức năng bày tỏ ý kiến

Chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện bằng việc đưa ra những ý kiến nhận xét của KT viên về chất lượng và tính hợp lí của các thông tin tài chính, cụ thể:

+ Thực hiện tư vấn cho quản lý nhà nước về việc phát hiện những bất cập trong chế độ tài chính kế toán để từ đó kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, nghiên cứu và hoàn thiện để phù hợp hơn

+ Hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp, đơn vị được KT: Thông qua các sai sót và các chỉ số yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ, KT viên đề xuất, gợi mở các biện pháp để khắc phục, chấn chỉnh hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh nghiệp, đơn vị đó. 

công việc kiểm toán

5. Ý nghĩa của kiểm toán

Kiểm toán mang lại nhiều ý nghĩa đối với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cụ thể:

Hoạt động tài chính bao gồm các mối quan hệ về thanh toán, phân phối, kinh doanh, đầu tư. Hoạt động này ngày càng phức tạp bởi quan hệ chặt chẽ giữa lợi ích con người và các quan hệ tài chính, trong khi các thông tin kế toán lại là sự phản ánh các hoạt động về tài chính thông qua các phương pháp kỹ thuật đặc thù.

  • Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả quản lý

Ngoài việc xác định tính trung thực của thông tin, KT còn hỗ trợ tư vấn quản lý cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lý, khắc phục những sai sót đang gặp phải để ngày càng hoàn thiện hơn

  • Kiểm góp phần xây dựng niềm tin cho những người quan tâm

Các thông tin được kiểm tra, đánh giá và xem xét chi tiết, do đó những người quan tâm đến đối tượng KT như lãnh đạo, nhà đầu tư, khách hàng, ngân hàng hay các cơ quan Nhà nước sẽ luôn có sự tin tưởng đối với các thông tin tài chính – kế toán của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

6. Những tiêu chuẩn và yêu cầu cần có để trở thành một kiểm toán viên

6.1. Tiêu chuẩn kiểm toán viên và quy định về đăng ký hành nghề KT viên

  • Tiêu chuẩn kiểm toán viên

Theo quy định tại điều 14 Luật KT độc lập số 67/2011/QH12 quy định về tiêu chuẩn của KT viên, cụ thể:

+ Có năng lực hành vi dân sự

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan, liêm khiết

+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành về tài chính, ngân hàng, kế toán, KT hoặc các chuyên ngành khác theo quy định của Bộ tài chính

+ Có chứng chỉ KT viên theo quy định của Bộ tài chính

  • Quy định về đăng ký hành nghề KT viên

Tại khoản 1 điều 15 Luật KT độc lập số 67/2011/QH12, để đăng ký hành  nghề KT cần đáp ứng các điều kiện sau:

+ Là KT viên

+ Có thời gian thực tế làm KT từ đủ 36 tháng trở lên

+ Tham gia đầy đủ các chương trình cập nhật kiến thức

Như vậy, để đăng ký hành nghề KT viên người đăng ký phải là KT viên và đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành KT viên, có thời gian làm việc thực tế trên 36 tháng và tham gia đầy đủ các chương trình nâng cao và cập nhật kiến thức cho KT viên

6.2. Các yêu cầu cần có đối với kiểm toán viên

Đối với công tác KT độc lập, các công việc kiểm tra, đánh giá tính trung thực của các thông tin về báo cáo tài chính sẽ được thực hiện bởi các KT viên chuyên nghiệp. Chính vì vậy, để hành nghề KT, các KT viên cần đáp ứng các yêu cầu cần có dưới đây:

  • Yêu cầu về tính độc lập

Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của KT viên, đây được xem là điều kiện cần để đạt được các mục tiêu của KT. Người sử dụng kết quả KT là lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức tin tưởng vào những đánh giá của KT viên bởi tính chất hành nghề độc lập và khả năng về chuyên môn nghiệp vụ.

Ngoài ra yêu cầu về tính độc lập còn đòi hỏi sự trung thực và trách nhiệm của kế toán viên đối với người sử dụng kết quả KT

  • Yêu cầu về tư chất đạo đức

Tư chất đạo đức của KT là yếu tố quan trọng và quyết định đối với mọi hoạt động, bởi tính chất đặc thù sản phẩm của hoạt động này không có khuôn mẫu định sẵn và dựa vào những kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của KT viên. 

KT viên luôn cần sự thận trọng và tinh thần làm việc thẳng thắn, trung thực để đảm bảo xem xét, đánh giá các thông tin tài chính kế toán

  • Yêu cầu về năng lực nghiệp vụ

Để hành nghề KT, KT viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật như có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kỹ năng và kinh nghiệm KT trên 36 tháng

  • Yêu cầu về hiểu biết pháp luật

Ngoài những yêu cầu kể trên, việc am hiểu pháp luật và các chính sách về tài chính liên quan đến lĩnh vực kiểm cũng yêu cầu KT cần nắm rõ

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn trong công tác xây dựng đội ngũ kế toán, quản lý công tác kế toán – tài chính của doanh nghiệp hiệu quả. Do đó công tác kiểm toán đôi khi chưa được chú trọng. Việc sử dụng dịch vụ kế toán giúp doanh nghiệp nắm bắt mọi thông tin của doanh nghiệp chính xác, hiệu quả và được coi là lựa chọn tối ưu cho nhiều doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Nền tảng kết nối dịch vụ kế toán MISA ASP – kết nối hàng trăm đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán uy tín và chất lượng, giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập chưa có đội ngũ kế toán có thể tự do lựa chọn đơn vị phù hợp với những tiêu chí đã đặt ra. Bên cạnh đó, kế toán dịch vụ là người có kinh nghiệm trong việc sử dụng các giải pháp quản lý tự động giúp doanh nghiệp nắm bắt các số liệu và lên báo cáo nhanh chóng, chính xác hơn.

Thấu hiểu nhu cầu của DN trong việc tìm kiếm dịch vụ kế toán thuế phù hợp với nhu cầu, chi phí DN, MISA (Đơn vị 25 năm kinh nghiệm chuyên phát triển phần mềm trong lĩnh vực TC- kế toán, kê khai Thuế,… cho hơn 250.000 DN và hàng triệu cá nhân) ra mắt Nền tảng kế toán dịch vụ ASP.MISA.VN là cầu nối trao đổi thông tin, nghiệp vụ, công việc chuyên môn giữa Kế toán dịch vụ và DN trên khắp cả nước.

Không chỉ vậy doanh nghiệp còn có thêm hàng loạt lợi ích khác từ MISA ASP:

  • Dễ dàng tìm kiếm lựa chọn được đơn vị dịch vụ kế toán, thuế ở bất kỳ đâu trên toàn quốc.
  • Thuận tiện trong việc tương tác và trao đổi với đơn vị dịch vụ
  • Chủ động sở hữu dữ liệu kế toán nắm bắt tình hình thực hiện của KTDV về kê khai, báo cáo và các số liệu tài chính để ra quyết định điều hành kịp thời mà không cần KTDV, trực tiếp qua Mobile App
  • Tiếp cận được với các nguồn vốn vay nhờ Báo cáo tài chính, váo cáo Thuế công khai, minh bạch
    Quản lý được dữ liệu xuyên suốt kể cả khi không thuê hoặc thay đổi đơn vị dịch vụ

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp các Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh tìm kiếm các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Nơi làm việc của bạn? *
Nội dung cần tư vấn
Chi tiết
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess