Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội đầy đủ và chi tiết nhất

Hạch toán & Khai thuế
139 lượt xem

Doanh nghiệp xã hội ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội bao gồm những nội dung gì? Ở bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết và đầy đủ nhất.

1. Doanh nghiệp xã hội là gì? Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp xã hội

1.1. Doanh nghiệp xã hội là gì?

Doanh nghiệp xã hội là tổ chức hoạt động kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện trách nhiệm giải quyết các vấn đề cho xã hội, môi trường và lợi ích cộng đồng. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ trích 51% tổng lợi nhuận hằng năm để nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền

Doanh nghiệp xã hội hiện đang hoạt động với các hình thức cơ bản dưới đây:

  • Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận: Hoạt động không đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Lợi nhuận doanh nghiệp được sử dụng để tái đầu tư thực hiện các mục tiêu xã hội, cộng đồng…
  • Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận: Nhóm tình nguyện, người cùng chung sống nhiễm HIV/AIDS, trung tâm bảo trợ trẻ em…
  • Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận: Doanh nghiệp kết hợp mục tiêu kinh tế và mục tiêu mang lại lợi ích cho xã hội, môi trường, cộng đồng.

thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

1.2. Ưu điểm của doanh nghiệp xã hội

  • Doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và phục vụ lợi ích cộng đồng, do đó doanh nghiệp thường xuyên nhận được nguồn tài trợ với các hình thức khác nhau của các cá nhân và tổ chức. Ngoài viện trợ bằng tiền mặt, doanh nghiệp xã hội còn nhận được viện trợ bằng tài sản, khoa học kỹ thuật để góp phần giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu cam kết
  • Doanh nghiệp xã hội luôn nhận được sự tạo điều kiện thuận lợi từ các cơ quan chính quyền trong việc cấp giấy phép, các giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
  • Nhận các chính sách ưu đãi về thuế tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề doanh nghiệp đang hoạt động

Với các anh chị kế toán, chủ doanh nghiệp các kiến thức về chuyên ngành, tài chính kế toán hay rộng hơn là sale marketing, quản lý nhân sự, quản lý điều hành… cực kỳ cần thiết. Qúy anh chị có thể đăng ký nhận ebook, báo cáo chuyên ngành, sự kiện, biểu mẫu, bản tin… hữu ích thường xuyên TẠI ĐÂY.

1.3. Nhược điểm của doanh nghiệp xã hội

  • Nhiều doanh nghiệp xã hội lợi dùng lòng tin của các cá nhân, tổ chức tài trợ thực hiện các mục tiêu cá nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của các doanh nghiệp xã hội
  • Khả năng huy động vốn đầu tư từ các nhà tài trợ của các doanh nghiệp xã hội vẫn còn nhiều hạn chế do đa phần các doanh nghiệp xã hội hiện nay được thành lập với quy mô nhỏ. Mặt khác hoạt động của các doanh nghiệp không vì mục đích lợi nhuận nên không thu hút được các nhà đầu tư nhằm mục đích thương mại
  • Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp xã hội còn khá ít và mơ hồ khi thành lập hoặc chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác

2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

Theo quy định tại khoản 1, điều 10 Luật doanh nghiệp 2020, để thành lập doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo đúng quy định của luật doanh nghiệp hiện hành
  • Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội, môi trường và phục vụ lợi ích của cộng đồng
  • Doanh nghiệp phải sử dụng tối thiểu 51% lợi nhuận hằng năm để phục vụ các mục tiêu xã hội như cam kết.

Ngoài các vấn đề trên, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo các điều kiện về tên công ty, vốn điều lệ, trụ sở kinh doanh…khi thành lập doanh nghiệp xã hội.

  • Tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp cần được đặt tên theo đúng quy định của pháp luật, không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó
  • Loại hình doanh nghiệp nghiệp: Có 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay là công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân
  • Vốn điều lệ: Doanh nghiệp tự đặt vốn điều lệ phù hợp với doanh nghiệp mình, vốn điều lệ bị chi phối theo mức thuế môn bài đóng hàng năm
  • Địa điểm đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp xã hội cần lựa chọn các địa điểm kinh doanh hợp lý vừa tiết kiệm chi phí và vừa tăng độ uy tín của doanh nghiệp

hồ sơ thành lập DN xã hội

3. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp lựa chọn đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ có hồ sơ thành lập doanh nghiệp tương ứng với loại hình doanh nghiệp đó, bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập công ty theo mẫu của Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố trực thuộc;
  • Điều lệ công ty theo mẫu của Sở kế hoạch đầu tư hoặc do doanh nghiệp tự chuẩn bị;
  • Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty Cổ phần và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hoặc danh sách thành viên góp vốn đối với công ty TNHH
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là đại diện pháp luật của công ty đi nộp)
  • Bản sao CMND/ hộ chiếu/ căn cước công dân (không quá 6 tháng) còn hiệu lực của các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập, và của người đại diện theo pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ theo thông tin trong giấy ủy quyền.
  • Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ, mục lục hồ sơ ghi theo thứ tự (Trong trường hợp nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty trực tiếp);
  • Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (Trong trường hợp người nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty không phải là thành viên/ cổ đông của công ty).

Ngoài ra còn có thêm các hồ sơ sau:

  • Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị về việc thông qua các nội dung trong bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
  • Bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường theo mẫu của Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố trực thuộc.
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị thông qua nội dung bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp là một phần quan trọng trong thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật.

>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình và thủ tục thành lập doanh nghiệp từ A – Z

4. Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Để thành lập doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Đặt tên doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện đặt tên theo đúng quy định của pháp luật, không được đặt trùng hay gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý tên doanh nghiệp phải đảm bảo 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng, gồm cụm từ “xã hội”

  • Bước 2: Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các giấy tờ, biểu mẫu đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ

  • Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Người thành lập hoặc chủ doanh nghiệp, người được ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thuộc sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

  • Bước 4: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận, xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở thực hiện giải quyết và xử lý hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh thực hiện cập nhật cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường vào hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo cho doanh nghiệp bằng văn bản và các lý do chưa hợp lệ trong hồ sơ cần yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi và bổ sung

Doanh nghiệp xã hội hay bất cứ loại doanh nghiệp nào đều gặp những khó khăn nhất định ở thời điểm mới thành lập. Những khó khăn, hạn chế về chi phí khiến doanh nghiệp không đủ chi lương để tuyển dụng, xây dựng đội ngũ và thuê văn phòng. Đặc biệt, công tác quản lý tài chính – kế toán cũng gặp không ít những thách thức. Một trong những lựa chọn được nhiều doanh nghiệp mới thành lập hiện nay sử dụng chính là dịch vụ kế toán nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu về chi phí và quản lý tốt tình hình tài chính – kế toán của doanh nghiệp.

Tìm hiểu ngay hàng trăm đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán uy tín và chất lượng, tự do lựa chọn đơn vị phù hợp với những tiêu chí đặt ra của doanh nghiệp thông qua nền tảng kết nối dịch vụ MISA  ASP.

Bài viết chọn lọc

Xem nhiều nhất

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp kết nối Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh với các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Bạn là ai ?
Nội dung cần tư vấn
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess