Quyết toán thuế là gì? Lưu ý mới nhất phải biết về quyết toán thuế

Hạch toán & Khai thuế
1757 lượt xem

Quyết toán thuế là gì – câu hỏi nhiều người thắc mắc, nhất là những ai ngoài ngành hay mới vào nghề. Với những người có kinh nghiệm trong nghề, họ cần nhiều hơn thế, đó chính là những thông tin đầy đủ, chi tiết nhất về thời gian, nội dung, đối tượng… quyết toán thuế.

1. Quyết toán thuế là gì?

Quyết toán thuế là việc tập hợp, kiểm tra về giá trị, khối lượng, hợp lệ, tính đúng đắn về toàn bộ những nội dung công việc đã làm của một tổ chức, cá nhân với đơn vị nào đó. Quyết toán thuế theo ngôn ngữ chuyên ngành kế toán còn được định nghĩa là xác định số liệu kế toán của cá nhân, đơn vị kinh doanh trong một giai đoạn hay kỳ nào đó.

Hiểu một cách khái quát, quyết toán thuế là việc xác định, kiểm tra số thuế của cá nhân hay doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hiện tại, pháp luật đang quy định, quyết toán thuế bao gồm:

  • Quyết toán thuế nhập khẩu
  • Quyết toán thuế giá trị gia tăng
  • Quyết toán thuế thu nhập cá nhân
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Quyết toán thuế là xác định, kiểm tra số thuế của cá nhân hay doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

2. Các loại quyết toán thuế

Quyết toán thuế là mục đích để nhà nước tránh được gian lận trong nộp thuế khi kiểm soát được những khoản đóng thuế của cá nhân cũng như doanh nghiệp. Hiện nay, có 2 loại đối tượng cần quyết toán thuế tại Việt Nam đó là cá nhân và doanh nghiệp:

2.1. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân

* Xác định thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

* Xác định thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế

Trong đó, tổng thu nhập là tổng của tiền lương, tiền thù lao, tiền công, và khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương mà trong kỳ người nộp thuế nhận được (kể cả các khoản trợ cấp, phụ cấp…)

* Các khoản miễn thuế

  • Tiền ăn giữa ca, ăn trưa
  • Mức khoán chi cho các công tác điện thoại, trang phục, văn phòng phẩm
  • Tiền thuê nhà trả thay không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế
  • Tiền làm việc ban đêm, ngày nghỉ, lễ tết được trả cao hơn
  • Khoản tiền đám hiếu, hỉ
  • Tiền mua bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ …
  • Tiền mua vé máy bay khứ hồi cho người nước ngoài về nước 1 lần/1 năm

* Các khoản giảm trừ

  • Giảm trừ gia cảnh: Với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng. Một người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
  • Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Tỷ lệ trích các khoản bảo iheemr vào lương năm 2021 là BHTN (1 %), BHYT(1,5 %), BHXH (8 %)
  • Các khoản đóng góp nhân đạo, từ thiện, khuyến học…

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Cụ thể theo bảng sau:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

 

Ví dụ: A làm việc tại công ty X, hợp đồng lao động đài hạ và có các khoản thu nhập lần lượt vào tháng 7/2021 như sau:

Lương chính theo tháng: 20 triệu đồng

Tiền phụ cấp ăn trưa: 1 triệu đồng

Tiền phụ cấp xăng xe: 1 triệu đồng

Bảo hiểm phải nộp: 20.000.000 x (8% + 1,5% + 1%) = 2.100.000

Có 1 người con phụ thuộc.

Tổng thu nhập của ông A là: 20.000.000 + 1.000.000 + 1.000.000 = 22.000.000

Các khoản được miễn: 1 triệu đồng phụ cấp ăn trưa

Thu nhập chịu thuế của ông A là: Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế = 22.000.000 – 1.000.000 = 21.000.000

Các khoản giảm trừ của ông A: Bản thân 11.000.0000 đồng, người phụ thuộc 4.400.000 triệu đồng, khoản bảo hiểm 2.100.000 đồng.

Tổng khoản giảm trừ: 11.000.000 + 4.400.000 + 2.100.000 = 17.500.000 đồng

Thu nhập tính thuế của ông A: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ = 21.000.000 – 17.500.000 = 3.500.000 đồng

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy thu nhập của ông A thuộc vào Bậc 1, thuế suất là 5%

Vậy số tiền thuế ông A cần nộp là: 3.500.000 x 5% = 175.000 đồng.

2.2. Quyết toán thuế doanh nghiệp

Sau khi trừ đi các khoản miễn giảm thì thuế mà doanh nghiệp cần phải đóng sẽ tính dựa vào phần doanh thu cuối cùng.

Với các anh chị kế toán, chủ doanh nghiệp các kiến thức về chuyên ngành, tài chính kế toán hay rộng hơn là sale marketing, quản lý nhân sự, quản lý điều hành… cực kỳ cần thiết. Qúy anh chị có thể đăng ký nhận ebook, báo cáo chuyên ngành, sự kiện, biểu mẫu, bản tin… hữu ích thường xuyên TẠI ĐÂY.

3. Đối tượng quyết toán thuế là gì?

Theo quy định của pháp luật, các đối tượng cần phải quyết toán thuế đó là:

  • Các nhân là người Việt Nam hay người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam được nhân tiền công, tiền lương.
  • Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức thực hiện việc quyết toán thuế cho phần thu nhập là tiền công, tiền lương của lao động mà doanh nghiệp đã trả. Nếu tổ chức doanh nghiệp bị hợp nhất, tách, chia cắt, sáp nhập, giải thể, phá sản hay chuyển đổi cơ cấu… thì trong 45 ngày kể từ lúc xảy ra trường hợp hợp nhất, tách, chia cắt, sáp nhập, giải thể, phá sản hay chuyển đổi cơ cấu… phải quyết toán thuế với cơ quan thuế và khấu trừ thuế cho người lao động.
  • Trong trường hợp đủ điều kiện quy định, cá nhân có thể ủy quyền cho doanh nghiệp, tổ chức thực hiện quyết toán thay cho mình:
  • Trong thời điểm ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân, cá nhân đang làm việc tại doanh nghiệp đó. Đồng thời, cá nhân có nguồn thu nhập thông qua hợp đồng 3 tháng trở lên với doanh nghiệp, tổ chức.
  • Cá nhân được ủy quyền cho tổ chức mới trong trường hợp, cá nhân chuyển từ tổ chức cũ sang tổ chức mới vì tổ chức cũ thực hiện việc tổ chức tại doanh nghiệp. Đồng thời, cá nhân này không phải sinh thêm tại nơi khác các khoản về tiền lương, tiền công.

Cá nhân được quyền ủy quyền quyết toán thuế trong trường hợp điều chỉnh cho tổ chức trong cùng một tổng công ty, tập đoàn, công ty mẹ – con, trụ sở chi nhánh – chính…

luu y khi quyet toan thue
Có hai hình thức quyết toán thuế là trực tuyến và đến trụ sở của cơ quan thuế.

4. Thời điểm doanh nghiệp quyết toán thuế

4.1. Trường hợp quyết toán thuế cá nhân

  • Nếu có số thuế phải nộp thêm thì các cá nhân cư trú có nguồn thu nhập từ tiền công, tiền lương sẽ thực hiện quyết toán thuế.
  • Các nhân có nhu cầu hoàn khi nộp thừa thuế và bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
  • Tiền lương, tiền công của cá nhân được giảm thuế vì thuộc các trường hợp hỏa hoạn, thiên tai, bệnh hiểm nghèo, tai nạn theo quy định.
  • Trước khi xuất cảnh về nước, các cá nhân là người nước ngoài thực hiện lao động tại Việt Nam phải thực hiện quyết toán thuế.

4.2. Trường hợp quyết toán thuế doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp, tổ chức không được thực hiện việc quyết toán thuế khi doanh nghiệp, tổ chức không phát sinh các trường hợp sau:
  • Không phát sinh chi trả tiền lương, tiền công
  • Doanh nghiệp, tổ chức có phát sinh tiền công, tiền lương nhưng không phát sinh khấu trừ thuế.

5. Có quyết toán thuế thu nhập cá nhân online được không

Hiện tại, hai hình thức quyết toán thuế được đưa vào sử dụng đó là quyết toán trực tuyến và đến tại trụ sở của cơ quan thuế để trực tiếp làm việc. Như vậy, các cá nhân, tổ chức có thể không cần đến trụ sở cơ quan thuế vẫn thực hiện được việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân online. Các bước khai báo làm online có thể theo các bước sau đây:

  • Các cá nhân, tổ chức khi thực hiện quyết toán thuế online sẽ truy cập vào địa chỉ hệ thống trực tuyến của cơ quan thuế là: http://thuedientu.gdt.gov.vn. Dựa theo mã số thuế để đăng nhập thông tin.
  • Các tổ chức cá nhân sẽ chọn lần lượt Quyết toán thuế => Kê khai trực tuyến. Sau khi hoàn thành, các anh chị tự nhập các thông tin bắt buộc khác rồi chọn cơ quan thuế quyết toán.
  • Trước khi bấm “in và gửi tờ khai” các tổ chức, cá nhân cần phải nhập dữ liệu tờ khai quyết toán và kiểm tra thật kỹ.
  • Bước cuối cùng, tổ chức, cá nhân sẽ nhập mã kiểm tra, hoàn thành thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân online.
  • Một lựa chọn khách cho anh chị kế toán đó là tải phần mềm HTKK của Tổng cục thuế để quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

6. Nội dung kiểm tra, giải trình quyết toán thuế là gì?

Hằng năm doanh nghiệp sẽ tự kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế. Sau khi nhận được số liệu này, doanh nghiệp sẽ xuống để xác minh, kiểm tra số liệu mà doanh nghiệp kê khai trước đó liệu có đúng không. Thông thường, trước khoảng 2 tuần trước khi xuống kiểm tra, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo để doanh nghiệp có thể chuẩn bị đủ giấy tờ, hồ sơ liên quan.

Doanh nghiệp thông thường sẽ phải trình bày cho thanh tra thuế kiểm tra các giấy tờ như chứng từ, hóa đơn, sổ sách kế toán đã cân đối trong những năm trước. Trường hợp số thuế phải nộp giảm vì doanh nghiệp kê khai sai, thanh tra thuế ẽ phải tính toán lại số liệu đúng trên thực tế và dựa vào đó để tính số tiền phạt mà doanh nghiệp phải nộp.

7. Chuẩn bị giấy tờ để quyết toán thuế doanh nghiệp năm

Trong quá trình cán bộ thuế kiểm tra sổ sách, kế toán cần phải chuẩn bị tốt tinh thần để phản ứng lại trong tất cả tình huống nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho doanh nghiệp. Bộ phận kế toán cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, sổ sách, chứng từ đi kèm để quyết toán năm diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Khi cơ quan thuế đến, yêu cầu gì sẽ có ngay. Cụ thể các loại giấy tờ cần:

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng đã nộp hàng tháng
  • Chứng từ, hóa đơn mua vào, bán ra kèm với các tờ khai đã nộp
  • Những giấy tờ nộp tiền thu
  • Quyết toán thuế TNCN theo mẫu 05/KK
  • Quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN
  • Sổ cái các TK theo bảng cân đối số phát sinh
  • Sổ chi tiết các tài khoản liên quan
  • Bảng trích khấu hao TSCĐ và bảng phân bố CCD
  • Biên bản đối chiếu công nợ các năm
  • Sổ chi tiết công nợ phải thu
  • Sổ chi tiết công nợ phải trả
quyet toan thue la gi
Quyết toán thuế cần lưu ý nhiều vấn đề về kỹ năng, kiến thức cũng như khôn khéo trong giải trình quyết toán thuế.

8. Lưu ý khi tiến hành quyết toán thuế là gì?

8.1. Có đầy đủ hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán

Không riêng bản file mềm, doanh nghiệp còn phải in toàn bộ hệ thống sổ sách kẹp cùng với chứng từ kế toán một cách chi tiết, cẩn thận trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh cho đến khi kết thúc năm tài chính và báo cáo thuế. Kế toán cần thực hiện làm sao để hồ sơ tránh bị ấn định thuế khi quyết toán, đủ điều kiện quyết toán thuế.

8.2. Rà soát, kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán

Doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan về chứng từ kế toán hiện tại khi thực hiện việc kiểm tra, rà soát lại toàn bộ chứng từ kế toán. Ngoài ra, việc này còn giúp doanh nghiệp nắm được toàn bộ nội dung hợp lệ và còn thiếu của chứng từ hay tránh khỏi những rủi ro thêm thuế, chi phí bị loại vì hóa đơn không hợp lệ.

8.3. Hoàn thiện tồn đọng, rủi ro

Sau khi biết được vấn đề, đối tượng rủi ro nằm ở đâu, cách giải quyết như thế nào… doanh nghiệp có thể dễ dàng giải quyết những rủi ro đó.

8.4. Kiên định, khôn khéo khi giải trình quyết toán thuế

Khi quyết toán thuế, các doanh nghiệp cần phải khôn khéo và kiên định. Bởi lẽ, nếu làm tốt những điều trên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tin giải trình đúng với những gì mà doanh nghiệp đang làm, kinh doanh.

Như vậy, từ những thông tin trên, anh chị kế toán đã hiểu rõ về quyết toán thuế là gì và những thông tin xoay quanh công việc này. Từ đây, anh chị có cái nhìn tổng quát để thực hiện công việc một cách tối ưu nhất.

Kế toán là một bộ phận cực kỳ quan trọng để giúp doanh nghiệp có thể quyết toán thuế một cách dễ dàng, thuận lợi, chính xác. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tìm được kế toán đáp ứng đúng với nhu cầu của mình mà tiết kiệm chi phí, thời gian. MISA ASP là công cụ giải quyết khó khăn này của doanh nghiệp và kế toán giúp tìm kế toán dịch vụ vừa tiết kiệm chi phí lại chính xác trong việc quyết toán thuế.

MISA ASP thông qua việc đăng hồ sơ lên nền tảng để giúp tăng trưởng doanh thu, thu hút khách hàng và giúp kế toán dịch vụ có thể tiếp cận với hàng trăm nghìn doanh nghiệp khác trên toàn quốc. MISA ASP cũng hỗ trợ hàng trăm nghìn doanh nghiệp có thể tiếp cận được với những kế toán dịch vụ nhiều kinh nghiệm, giỏi nhất trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Hãy truy cập ngay MISA ASP để thử nghiệm và nhận nhiều ưu đãi từ dịch vụ.

Bài viết chọn lọc

Xem nhiều nhất

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp kết nối Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh với các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Bạn là ai ?
Nội dung cần tư vấn
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess