Kiểm toán hoạt động là gì, đặc tính và quy trình kiểm toán hoạt động

Hạch toán & Khai thuế
2926 lượt xem

Kiểm toán hoạt động (viết tắt KTHD) được hiểu đơn giản là cuộc kiểm tra mang tính khách quan, toàn diện để thực hiện đánh giá các yếu tố như yếu tố vật lực, yếu tố nhân lực, yếu tố nguồn nhân lực, yếu tố tính hiệu quả của các hoạt động được triển khai. Dù được hiểu theo ý nghĩa nào thì kiểm toán hoạt động cũng được đánh giá dựa trên 3 yếu tố đó là: Tính hiệu quả, tính kinh tế, sự hữu hiệu. Nếu hiểu theo nghĩa tiếng Anh của các yếu tố trên, KTHD còn được gọi là kiểm toán 3E.

1. Đối tượng bắt buộc phải được kiểm toán độc lập?

Điều 15, Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định các đối tượng kiểm toán độc lập bao gồm:

  • Tổ chức doanh nghiệp được pháp luật quy định hàng năm báo cáo tài chính phải được doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài kiểm toán, như:
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tổ chức tài chính, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.Tổ chức tín dụng bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
  • Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
  • Tổ chức doanh nghiệp khác yêu cầu phải kiểm toán theo quy định của pháp luật liên quan.
  • Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, gồm:
  • Trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực bí mật, những doanh nghiệp nhà nước phải được kiểm toán theo quy định của pháp luật với báo cáo tài chính hàng năm.
  • Doanh nghiệp, tổ chức, mà tổng công ty, tập đoàn nhà nước có hơn 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán với báo cáo tài chính hàng năm.
  • Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
  • Tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng 
  • Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.
Kiểm toán hoạt động là hoạt động thực hiện khách quan để đánh giá tình hình doanh nghiệp.

2. Kiểm toán hoạt động có những đặc tính cơ bản nào?

  • Tinh độc lập và hệ thống, có phạm vi hoạt động rộng: Có nhiều bước khác nhau khi thực hiện KTHD, có thể kể đến như thực hiện thu thập, lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá bằng chứng liên quan hay phát hành báo cáo kiểm toán…
  • Khi thực hiện kiểm toán hoạt động, các kiểm toán viên phải đảm công tác điều tra diễn ra độc lập như vậy kết quả đưa ra mới được công nhận và đảm bảo chính xác. Ngoài ra, KTHD cũng sẽ được triển khai thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dịch, tiếp thị, môi trường, sản xuất…
  • Có sự chú trọng và quan tâm đến những hệ thống quản lý và các hoạt động đang gặp các vấn đề có liên quan đến nguồn lực cần thiết.
  • Có tính hệ thống: Tập trung thực hiện, đánh giá tiêu chí của KTHD bao gồm tính hiệu quả, kinh tế và hữu hiệu.
  • Tạo ra nhiều cơ hội để cải tiến những hệ thống quản lý hay các hoạt động được triển khai, đây cũng chính là mục đích của KTHD.

3. Những lợi ích nhận được từ kiểm toán hoạt động

Lợi ích đối với xã hội:

  • Kiểm toán hoạt động sẽ giúp ngân sách, nguồn tài nguyên, công quỹ của tập thể được sử dụng hữu hiệu nhất nhằm tránh lãng phí.
  • Chương trình, hoạt động của chính phủ sẽ được triển khai đúng kế hoạch và hiệu quả nhất thông qua việc KTHD phát hiện nhiều hạn chế, sai sót còn tồn đọng và đề xuất những biện pháp khắc phục.
  • Các chương trình, hạng mục cần phải chi tiêu của nhà nước được thực hiện xem xét một cách kỹ càng hơn và đem lại lợi ích thật sự cho nhân dân.

Lịch ích với đơn vị:

  • Cải tiến được phạm vi hệ thống cần kiểm soát cũng như quản lý.
  • Có cơ sở tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới tiêu chí đánh giá KTHD hay mang tính tiêu cực.
  • Tạo được cơ hội để có thể phát hiện ra điều mới nảy sinh trong quá trình thực hiện hay hoạt động.
  • Thực hiện nâng cao nhận thức của các đơn vị về dòng tiền chưa có kiểm toán hoạt động diễn ra.
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

4. Các phương pháp của kiểm toán hoạt động hiện nay

4.1. Phương pháp kiểm toán hoạt động chung

Có 2 phương pháp chính để kiểm toán hoạt động chung phổ biến nhất tại Việt Nam và trên thế giới:

  • Định hướng kết quả: Theo đó, kiểm toán viên sẽ dựa vào kết quả thu được từ các hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị để làm căn cứ xác định nội dung, mục tiêu, chương trình KTHD.
  • Định hướng vấn đề: Các kiểm toán viên sẽ nhận định về các hoạt động của bộ phận ở đơn vị hoạt động có vấn đề hay không dựa vào những nhận định của mình để làm căn cứ xác định nội dung, mục tiêu, chương trình KTHD…

4.2. Phương pháp kiểm toán hoạt động riêng

  • Phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ thu thập dữ liệu thường được sử dụng thu thập dữ liệu KTHD nói riêng và dữ liệu kiểm toán nói chung:
  • Phương pháp kiểm tra tài liệu lưu trữ
  • Phương pháp hội thảo và chất vấn
  • Phương pháp điều tra
  • Phương pháp nghiên cứu tình huống
  • Phương pháp tham khảo các ý kiến từ chuyên gia và tư vấn
  • Phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ phân tích dữ liệu: Sử dụng trong việc thực hiện phân tích các dữ liệu trong hoạt động kiểm toán. Đây là một hoạt động có vai trò quan trọng để có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình thực tế như tính kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động được thực hiện đó. Các phương pháp có trong phương pháp này gồm:
  • Phương pháp so sanh
  • Phương pháp mô tả dữ liệu
  • Phương pháp chỉ số
  • Phương pháp hồi quy
  • Phương pháp thực hiện giá trị của đồng tiền theo thời gian
  • Thu thập dữ liệu 
  • Phương pháp thử nghiệm hiện trường

Để doanh nghiệp, công ty có định hướng đúng đắn và không xảy ra vấn đề khi thực hiện kiểm toán, mỗi doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ mọi vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Một trong những phương pháp được mọi người thường xuyên sử dụng đó là phần mềm kế toán, điển hình là AMIS online.

Theo đó, ASP là nền tảng được ra đời kể kết nối doanh nghiệp và kế toán dịch vụ. Thông qua nền tảng, kế toán dịch vụ có thể tìm được thêm khách hàng mới, gia tăng nguồn thu nhập. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tìm kiếm được kế toán dịch vụ chuyên nghiệp với chi phí phù hợp. Gia nhập nền tảng MISA ASP còn giúp doanh nghiệp có cơ hội miễn phí 1 năm tài chính AMIS online. 

Hãy trải nghiệm MISA ASP để tìm kiếm cho mình đối tác phù hợp và có cơ hội miễn phí 1 năm tài chính sử dụng MISA AMIS.

Bài viết chọn lọc

Xem nhiều nhất

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp kết nối Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh với các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Bạn là ai ?
Nội dung cần tư vấn
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess