Kế toán doanh nghiệp là gì? Tổng hợp thông tin về kế toán doanh nghiệp phải nắm rõ

Hạch toán & Khai thuế
4409 lượt xem

Trong các công ty, kế toán doanh nghiệp là một bộ phận đặc biệt có nhiệm vụ phân tích, giải thích kết quả tài chính, lập báo cáo quyết toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lập bảng cân đối kế toán hợp nhất…Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu kế toán doanh nghiệp là gì, nhiệm vụ, công việc và ý nghĩa của bộ phận này trong công ty.

1. Kế toán doanh nghiệp là gì ?

1.1. Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp là người cực kỳ quan trọng với hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp là thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp dưới hình thức giá trị, hiện vật, thời gian lao động các thông tin về tài chính, kinh tế. Để thuận lợi cho công việc, kế toán doanh nghiệp thường được

 Các kế toán viên sẽ được cung cấp các công cụ hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất để họ có thể thoàn hành công việc hiệu quả, nhanh chóng. Có 2 mảng bộ phận chính của kế toán doanh nghiệp mà chúng ta thường gọi là kế toán nội bộ và kế toán thuế.

Kế stoán doanh nghiệp là gì
Khái niệm về kế toán doanh nghiệp mà ai cũng nên biết

1.2. Các thành phần của kế toán doanh nghiệp

  • Kế toán doanh nghiệp được phân thành các thành phần sau, theo quy định pháp luật hiện hành:
    Kế toán: Kế toán hàng hóa, nguyên vật liệu, sản phẩm; Kế toán chi phí và hạch toán giá thành
  • Giao dịch: Giao dịch tiền mặt và tiền gửi, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định hữu hình, giao dịch ngoại tệ
  • Hạch toán: Hạch toán với đối tác (người bán, người mua); hạch toán tiền lương với người lao động; hạch toán với người nhận tạo ứng; hạch toán với ngân sách.

2. Người làm kế toán doanh nghiệp cần kiến thức gì?

2.1. Những điều kế toán viên cần lưu ý

Sau khi hiểu rõ khái niệm kế toán doanh nghiệp là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số vấn đề lưu ý của vị trí này. Kế toán doanh nghiệp phải luôn nắm rõ tình hình của doanh nghiệp gồm các hoạt động thanh toán lương bổng, tài sản, mua bán, vay vốn, sản xuất, thế chấp… để khi có vấn đề liên quan đến chuyên môn sẽ giải quyết một cách ổn thỏa, chẳng hạn như cái gì là cần thiết cho hoạt động sản xuất, tài sản công ty có bao nhiêu.

Kế toán là người tổng hợp, thu nhận những thông tin liên quan đến doanh nghiệp mình đang làm việc. Họ đảm nhiệm vai trò lập các bảng báo cáo số liệu về thu chi, sản xuất của doanh nghiệp. Việc làm này rất cần thiết để cấp trên có thể nắm chi tiết, từ đó, sẽ có cách xử lý kịp thời nếu có biến chuyển hay khó khăn.

Có rất nhiều lĩnh vực cần phải quan tâm trong một doanh nghiệp. Các anh chị kế toán cần phải phân loại sắp xếp các dữ liệu rõ ràng, minh bạch vào sổ kế toán. Điều này rất thuận lợi khi nếu có ai đó cần kiểm tra hay đối chiếu, kế toán có thể tìm lại được dễ dàng.

Kế toán doanh nghiệp cần đáp ứng nhiều điều kiện mới có thể hoàn thành tốt công việc

2.2. Điều kiện cần của một kế toán

Được đào tạo đúng chuyên ngành kế toán: Một trong những điều cực kỳ cần thiết đó là kiến thức chuyên ngành của kế toán. Chính vì vậy, ngay từ khi đi học, các kế toán cần cố gắng làm đầy vốn hiểu biết, học hỏi kiến thức thật kỹ.

Tính cẩn thận: Một đức tính cực kỳ quan trọng cho kế toán là tính cẩn thận. Bởi lẽ, anh chị kế toán phải tiếp xúc thường xuyên với tài liệu, giấy tờ, sổ sách có chứa những dữ liệu cực kỳ quan trọng về tình hình tài chính. Một kế toán cần phải biết phân tích, lưu trữ chúng sao cho các con số đó dễ dàng tìm kiếm để tra cứu và chính xác nhất. Chỉ cần sai một chi tiết nhỏ, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Thành thạo các kỹ năng: Một số kỹ năng khác mà anh chị kế toán cần phải thông tạo như phân tích tài chính, đọc báo cáo tài chính, đàm phán thương lượng để hỗ trợ khi làm việc. Bởi lẽ, kế toán cần phải tiếp xúc rất nhiều với ngân hàng, thuế…

Chia sẻ và hỗ trợ nhau trong lúc làm việc. Tuy nhiên, một đặc trưng của nghề kế toán là công việc nội bộ cần phải giữ kín, chính vì vậy từ lời nói đến việc làm, các anh chị kế toán cần để tâm, lưu ý. Khi làm tốt những điều này, chứng tỏ rằng, anh chị là người cầu toàn, tỉ mỉ.

Tin học, ngoại ngữ là điều kiện cực kỳ cần thiết. Bởi lẽ, khi thiếu những kiến thức này, các anh chị kế toán khó để có cơ hội thăng tiến, trở ngại trong việc đọc hiểu các báo cáo liên quan đến công việc. Hãy chăm lo cho khả năng ngoại ngữ và tin học thật tốt.

3. Những điều kế toán doanh nghiệp cần biết

3.1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

Một trong những giấy tờ anh chị kế toán cần quan tâm đầu tiên là đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, nó sẽ cung cấp cho anh chị biết được hiện tại công ty đang đăng ký kinh doanh gì, địa chỉ mã số thuế, người đại diện pháp luật cho công ty.

3.2. Hệ thống báo cáo sổ sách, báo cáo thuế

  • Báo cáo tài chính các năm
  • Sổ sách kế toán: Sổ kho, sổ tổng hợp, sổ chi tiết, nhập xuất tồn, bảng lương…
  • Tờ khai quý (4 quý)
  • Tờ khai thuế tháng (12 tháng)
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

    Kế toán doanh nghiệp cần nắm rõ về sổ sách, hệ thống chứng từ, các loại thuế

3.3. Chứng từ kế toán

  • Hồ sơ, hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán hàng hóa…
  • Hóa đơn đầu vào, đầu ra (bản gốc)
  • Phiếu thu, chi, nhập, xuất…
  • Chứng từ ngân hàng….

3.4. Một số loại thuế cần biết

Thuế môn bài (Nộp theo năm): Sau khi có đăng ký thuế, kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong vòng 10 ngày doanh nghiệp mới thành lập phải kê khai thuế môn, hoặc thời hạn chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng kể từ thời điểm giấy đăng ký kinh doanh được cấp. Nơi nộp thuế môn bài là kho bạc nhà nước quận hoặc huyện. Với doanh nghiệp đang hoạt động, thời hạn kê khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30/1 củ năm khai thuế.

Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ: Phần kê khai thuế có hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai thuế GTGT tháng
  • Bảng kê hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính

Tờ khai thuế giá trị gia tăng cần nộp chậm nhất là ngày thứ 20 hàng tháng. Trong kỳ kê khai doanh nghiệp cần phải nộp số thuế đã dính vào trước ngày 22 của tháng kế tiếp của kỳ tính thuế nếu phát sinh nghĩa vụ thuế. Dựa theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước, doanh nghiệp sẽ tự viết giấy nộp tiền vào Kho bạc nhà nước.

Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước để nộp tiền vào Kho bạc nhà nước. Đồng thời, thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 30 của quý kê khai.

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp: Sau khi kết thúc năm tài chính, hàng năm doanh nghiệp đều phải lập Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời hạn nộp Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ nộp kèm với báo cáo tài chính năm.

3.5. Báo cáo tài chính năm

Sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp cần phải lập báo cáo tài chính năm và phải hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán. Thời hạn nộp báo cáo tài chính là trong 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính. Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính là nơi nhận báo cáo tài chính.

4. Những công việc kế toán doanh nghiệp cần làm

  • Thu nhập xử lý số liệu, thông tin kế toán, kiểm toán theo chế độ kế toán
  • Tiến hành giám sát, kiểm tra các khoản thu tài chính, khoản công nợ, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và số liệu kế toán.
  • Trong quá trình xử lý số liệu, thông tin nếu có sai sót cần phải phát hiện và sửa đổi ngay
  • Cung cấp thông tin tài chính để đưa ra các đề xuất giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
  • Lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp
  • Các hoạt động liên quan khác

5. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp cần áp dụng

Để ghi chép, phản ánh tình hình hoạt động của các đối tượng trong doanh nghiệp một cách tốt nhất, kế toán doanh nghiệp thường sử dụng tập hợp các tài khoản gọi là hệ thống tài khoản kế toán. Các loại kế toán hiện hành được thống nhất phân thành:

Loại 1 – Tài sản lưu động (hàng tồn kho, nguồn vốn lưu động…)

Loại 2 – Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.

Loại 3 – Nợ phải trả

Loại 4 – Nguồn vốn chủ sở hữu

Loại 5 – Doanh thu

Loại 6 – Chi phí sản xuất, kinh doanh

Loại 7 – Thu nhập hoạt động khác

Loại 8 – Chi phí hoạt động khác

Loại 9 – Xác định kết quả kinh doanh

kỹ năng kế toán doanh nghiệp cần có
Kế toán doanh nghiệp cần nắm rõ nhiều hệ thống hạch toán

6. Phương pháp hạch toán của kế toán doanh nghiệp

Để đạt hiệu quả quản lý tốt nhất, kế toán cần áp dụng phương pháp hạch toán là các công cụ, cách thức để thu thập, xử lý cũng như cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng về tình hình tài chính doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính có đặc điểm khoản mục khác nhau nên các phương pháp hạch toán được phân loại thành:

Phương pháp tài khoản kế toán: Đây là phương pháp phân loại, theo dõi và kiểm soát chính xác, thường xuyên các tình hình biến động của vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, khoản mục tài sản. Từ đây, các thông tin về tình hình sử dụng vốn sẽ được kế toán doanh nghiệp cung cấp dễ dàng cho nhà quản lý để hiệu quả kinh doanh được nâng cao.

Phương pháp chứng từ kế toán: Đây là phương pháp hình thành nên các chứng từ, nó thể hiện một cách đầy đủ nhất các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp, đây là cơ sở để các danh chị kế toán có thể thu nhập được đầy đủ thông tin nhanh chóng, chính xác từ đó ghi chép vào sổ sách. Các hoạt động bao gồm: Tổ chức sắp xếp các chứng từ, lập chứng từ gốc, luân chuyển các chứng từ đến các bộ phận liên quan…

Phương pháp tính giá: Đây là cách mà kế toán viên thường dựa vào một số nguyên tắc nhất định để ghi nhận giá trị tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp này giúp kế toán thuế nắm được khoản chênh lệch giữa thuế và kế toán từ đó có cơ sở để hình thành nên tờ khai thuế. Ngoài ra, để phản ánh thực tế về các đối tượng đó, các khoản mục đánh giá sản phẩm dở dang hay phân bổ chi phí cũng được tính toán theo nguyên tắc luật định.

Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: Để nêu lên bức tranh tổng thể của doanh nghiệp về hiệu quả sử dụng vốn, tình hình tài sản… các anh chị kế toán sẽ dựa trên các số liệu sổ sách để tổng hợp theo các mối quan hệ, lập nên báo cáo tổng hợp.

7. Ý nghĩa của kế toán trong doanh nghiệp

Để kiểm soát được nguồn tài chính doanh nghiệp cũng như lợi nhuận đang tạo ra, cần phải hiểu và nắm rõ thông tin tài chính. Để làm tốt điều này, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ hơn về kế toán, như vậy kế toán đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp:

Lưu trữ tài liệu, chứng từ: Kế toán doanh nghiệp phải đảm bảo được rằng các hồ sơ tài chính được lưu giữ cẩn thận, bảo mật.

Phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: Những thông tin trên báo cáo tài chính mà kế toán cung cấp sẽ cho các nhà quản trị cái nhìn tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp như thế nào trong một khoảng thời gian nhất định.

Lập kế hoạch và kiểm soát tài chính: Kế toán doanh nghiệp sẽ tổ chức lập các bảng ngân sách và sự báo qua những thông tin từ các năm hoạt động kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát được nguồn tài chính cũng như chi phí.

8. Thực trạng về ngành kế toán hiện nay

Các doanh nghiệp luôn mong muốn có thể tìm được kế toán dày dặn kinh nghiệm, thành thạo nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng phản hồi, hiện tại kế toán trên thị trường lao động đông nhưng chưa có trang bị tốt về mặt kiến thức ngành cũng như lý thuyết, hạn chế trong kỹ năng làm việc và xử lý tình huống. Chính vì vậy, để có thể tìm được môi trường làm việc phù hợp, mỗi kế toán cần phải học hỏi và chuẩn bị hành trang cực kỳ kỹ lưỡng.

Hiểu rõ nhu cầu của thị trường và những khó khăn của doanh nghiệp cũng như kế toán viên, MISA đã cho ra đời nền tảng MISA ASP để doanh nghiệp có thể tìm kiếm được dịch vụ kế toán chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng phù hợp theo tiêu chí cũng như yêu cầu. Ngoài ra, quý doanh nghiệp khi gia nhập nền tảng còn được hỗ trợ và hưởng nhiều ưu đãi khác.

Bài viết chọn lọc

Xem nhiều nhất

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp kết nối Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh với các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Bạn là ai ?
Nội dung cần tư vấn
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess