Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì, thời điểm, quy định cần nắm

Hạch toán & Khai thuế
6887 lượt xem

Chủ đề kế toán khá hot hiện nay là dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Vậy thực tế hoạt động này là gì? Tại sao kế toán viên cần phải biết khi nào có thể dự phòng giảm giá hàng tồn kho? Ngoài ra, các quy định Luật pháp về vấn đề hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện nay như thế nào? Cập nhật ngay bài viết do MISA AMIS cung cấp đến anh/chị để có thể giải đáp các thắc mắc này nhé!

1. Khái niệm dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì?

Tài khoản phản ánh hạng mục dự phòng giảm giá hàng tồn kho là tài khoản 2294 trong thông tư 200. Đây là hạng mục kế toán hàng tồn kho thường xuyên phân tích và cập nhật dữ liệu. Để hiểu chính xác khái niệm dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì, hãy cùng tiếp cận các thuật ngữ kế toán quan trọng sau đây:

1.1. Khái niệm dự phòng trong kế toán

Các khoản dự tính trước nhằm đưa vào sản xuất kinh doanh được hiểu là khoản dự phòng. Những khoản mục này có giá trị bị giảm thấp hơn các trị số thực được nhập vào trong số sách kế toán hàng tồn kho. 

Trong kế toán, anh chị có thể thường xuyên tiếp xúc với một thuật ngữ khác là quỹ dự phòng. Đây là các khoản tiền được trích ra từ phần lợi nhuận của công ty hay doanh nghiệp. Quỹ dự phòng được lập nhằm trang trải cho các khoản nợ và tổn thất mà tổ chức gặp phải trong hoạt động kinh doanh. 

hàng tồn kho là gì
Tìm hiểu về khái niệm hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

1.2. Khái niệm về giảm giá

Giảm giá thường liên quan trực tiếp đến giá bán một hàng hóa hoặc dịch vụ, sản phẩm nào đó. Đây là số tiền được trả bằng việc giảm hoặc hoàn lại một phần tiền khi thực hiện việc thanh toán. Cũng có thể hiểu giảm giá như một hình thức tiếp thị hiệu quả được sử dụng cho các chiến dịch ưu đãi. Từ đó nhằm tăng lượng bán và thúc đẩy doanh số tiêu thụ sản phẩm.

Các ý nghĩa khác của giảm giá gồm có:

  • Mở rộng thị phần cho một nhãn hàng, thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể.
  • Tăng lượng khách hàng, đối tác tiêu thụ sản phẩm.
  • Thể hiện chính sách ưu đãi với một nhóm đối tượng đặc biệt. 

Tìm hiểu về khái niệm hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1.3. Hiểu về hàng tồn kho

Quản lý hàng tồn kho là nghĩa vụ và trách nhiệm công việc của kế toán viên. Đặc biệt là vị trí kế toán kho hoặc quản lý kế toán hàng tồn kho. Các mặt hàng được lưu trữ trong kho để bán sau cùng chính là hàng tồn kho. Cụ thể hơn, chúng bao gồm các mặt hàng dự trữ và thành phần tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Căn cứ vào chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất sản phẩm mà lượng hàng tồn kho có sự biến động phù hợp.

Hiện nay, hàng tồn kho được chia thành 3 loại chính:

  • Hàng tồn kho là nguyên liệu thô: Được giữ lại để phục vụ sản xuất trong giai đoạn tiếp; Nguyên liệu doanh nghiệp đã mua và đang trên đường vận chuyển…
  • Hàng tồn kho là bán thành phẩm: Gồm các sản phẩm chưa được hoàn thành sản xuất hoặc chưa được nhập kho thành phẩm.
  • Hàng tồn kho là thành phẩm: Các sản phẩm hoàn chỉnh trong kho chưa bán. 

1.4. Khái niệm dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Như vậy, hiểu một cách đơn giản, đây là hoạt động dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần. Thường là mức giá có thể thực hiện thấp hơn với giá trị ghi sổ của các loại hàng hóa tồn kho.

2. Thời điểm thực hiện dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Điều kiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được quy định theo Thông tư 228/2009/TT của Bộ Tài chính. Tổ chức tiến hành hoạt động trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (HTK) khi có những bằng chứng xác thực. Đây là các tài liệu liên quan đến việc suy giảm giá trị thuần so với mức giá gốc của HTK. 

Kế toán viên lập báo cáo dự phòng về hàng hóa tồn kho cùng thời điểm lập báo cáo tài chính (BCTC). Trường hợp có các hoạt động phát sinh khác sẽ tiến hành thực hiện theo yêu cầu của ban giám đốc hoặc người trực tiếp quản lý.

doi-tuong-thuc-hien-du-phong-giam-gia-hang-ton-kho
Đối tượng thực hiện dự phòng giảm giá HTK.

3. Đối tượng thực hiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Kế toán viên tiến hành hạch toán dự phòng giảm giá tất cả các tài sản, hàng hóa, nguyên vật liệu được quy định là hàng tồn kho (Xem chi tiết tại mục 1.3). Lúc này, anh chị lưu ý đến các nhóm đối tượng có giá gốc được ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần. Ngoài ra, hạch toán hàng hóa đảm bảo các yếu tố dưới đây:

  • Thứ nhất, có đi kèm hóa đơn, chứng từ hợp pháp; Thường được quy định theo bộ tài chính hoặc dữ liệu chứng minh về giá vốn hàng tồn kho.
  • Thứ hai, hàng hóa tồn kho thuộc sở hữu của tổ chức, đơn vị kinh doanh tại thời điểm tiến hành hạch toán dự phòng. 

Đối tượng thực hiện dự phòng giảm giá HTK

4. Các quy định mới nhất về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Phần này cung cấp các kiến thức về mức trích lập dự phòng HTK cùng cách xử lý khoản dự phòng… Đây là một khía cạnh kế toán khá khó và được nhiều người quan tâm. Chúng quyết định đến kết quả quá trình hạch toán dự phòng giảm giá HTK. 

4.1. Mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (HTK)

Công thức kế toán giúp xác định giá trị trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là:

Mức trích lập dự phòng giảm giá HTK Lượng hàng tồn kho thực tế Giá gốc HTK trên sổ kế toán  

 –

Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK  

Giải thích các thành phần trong công thức trên như sau:

Lượng hàng tồn kho (HTK) thực tế 

Kế toán viên cần xác định và kiểm kê số lượng dựa trên thời điểm lập báo cáo tài chính năm (BCTC). Giá trị của trị số này thường thay đổi và có sự chênh lệch tại các thời điểm khác nhau. Do đó, khi kế toán tiếp nhận số liệu của thủ kho hoặc quản lý kho cần có sự rõ ràng về thời gian hạch toán. 

Giá gốc HTK trên sổ kế toán

Giá gốc hàng tồn kho (HTK) được quy định rõ ràng trong chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho. Đây là quyết định kế toán được ban hành mang số 149/2001/QĐ-BTC vào ngày 31/12/2012 của Bộ Tài Chính. 

Theo chuẩn mực này, giá gốc của hàng tồn kho sẽ bao gồm nhiều hạng mục khác nhau như: Chi phí mua; Chi phí chế biến; Chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để sản xuất được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại. 

  • Chi phí mua bao gồm: giá mua, thuế không được khấu trừ; chi phí vận chuyển; chi phí bảo quản hàng hóa; 
  • Chi phí chế biến bao gồm: Chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất cố định; các chi phí sản xuất biến đổi phát sinh khác; 
  • Chi phí liên quan trực tiếp khác đề cập đến các khoản ngoài chi phí mua và chế biến.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (HTK)

Đây là mức giá được doanh nghiệp, tổ chức sản xuất hoạch định là giá bán ước tính trong kỳ sản xuất. Kế toán viên sử dụng mức giá tại thời điểm lập BCTC năm. 

4.2. Xử lý khoản dự phòng hàng tồn kho (HTK)

Xử lý khoản dự phòng hàng tồn kho được quy định rõ ràng trong khoản 1 và khoản 2 điều 4 thông tư 48/2019/TT-BTC (năm 2019). Theo đó, doanh nghiệp tiến hành thực hiện hạch toán như sau:

Trường hợp “số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (HTK) đã trích lập ở báo cáo năm trước có ghi trên sổ kế toán”. Khi đó, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung các khoản dự phòng giảm giá HTK. 

Trường hợp số dư dự phòng giải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá HTK Thì tiến hành trích lập thêm phần chênh lệch giá vốn hàng bán trong kỳ.

Số dư dự phòng phải trích lập thấp hơn mức số dư khoản dự phòng giảm giá HTK Thì doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch.  Đồng thời ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.

Chú ý rằng, mức lập dự phòng giảm giá HTK tính cho các mặt hàng cụ thể. Sau đó được tổng hợp trong bảng kê khai chi tiết.  

Xử lý hàng tồn kho như thế nào.

4.3. Xử lý với những hàng tồn kho (HTK) đã trích lập dự phòng

Quy định xử lý

Thông tư 48/2019/TT-BCT quy định rõ ràng về thẩm quyền xử lý hàng tồn kho đã được trích lập dự phòng như sau:

  • Doanh nghiệp, tổ chức có thể thành lập Hội đồng xử lý hoặc thuê ngoài nhằm xác định giá trị HTK hủy bỏ hoặc thanh lý. Thực hiện tiến hành lập biên bản kiểm kê xác định giá trị HTK.
  • Hội đồng quản trị, chủ tịch công ty, tổng giám đốc,  giám đốc, chủ doanh nghiệp tư nhân dựa vào biên bản của Hội đồng xử lý để quyết định xử lý hủy bỏ hoặc thanh lý; quyết định xử lý trách nhiệm của những bên liên quan đến vấn đề hàng tồn kho.

Hồ sơ hàng tồn kho gồm

  • Biên bản kiểm kê
  • Các tài liệu, bằng chứng về hàng tồn kho hư hỏng như biên bản xác định chất lượng; Hình ảnh HTK được chụp lại… 

Cách thức tiến hành xử lý

  • Tiến hành xử lý hủy bỏ hoặc thanh lý các mặt hàng tồn kho do thiên tai, dịch bệnh, lạc hậu kỹ thuật sản xuất; hết hạn sử dụng…
  • Xử lý trách nhiệm cá nhân liên quan đến hàng hóa tồn kho khi có liên quan đến việc làm hư hỏng HTK. 
  • Mức tổn thất được xác định chênh lệch giữa giá trị trên sổ kế toán và giá trị thu hồi từ người gây ra thiệt hại. 

Như vậy, qua bài viết trên, ta đã phần nào nắm được khái niệm của dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng như các hoạt động cũng như quy định liên quan. Đây là thông tin mà hầu hết anh/chị kế toán cần phải nắm vững để phục vụ cho nhu cầu công việc. 

Hiện nay, kế toán đang có xu hướng chuyển lên làm kế toán dịch vụ để tăng nguồn thu nhập. Thế nhưng, khó khăn ở chỗ, làm thế nào để tìm kiếm khách hay thiếu công cụ làm việc từ xa. Những vấn đề này sẽ được MISA ASP giải quyết một cách đơn giản và hữu ích nhất.

Hãy truy cập ngày MISA ASP để trải nghiệm nền tảng và tìm kiếm khách hàng mới để gia tăng thu nhập.

Bài viết chọn lọc

Xem nhiều nhất

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp kết nối Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh với các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Bạn là ai ?
Nội dung cần tư vấn
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess