Báo cáo kiểm toán là gì, mẫu báo cáo kiểm toán chuẩn và mới nhất

Hạch toán & Khai thuế
898 lượt xem

Báo cáo kiểm toán là vấn đề được nhiều anh/chị kế toán doanh nghiệp cũng như kiểm toán quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ đề cập chi tiết, chính xác nhất về báo cáo kiểm toán là gì cũng như các mẫu báo cáo kiểm toán mới, chuẩn nhất hiện nay.

1. Báo cáo kiểm toán là gì?

Hiểu 1 cách đơn giản, báo cáo kiểm toán là bảng tổng hợp kết luận của kiểm toán viên mà trên đó phản ánh 1 cách chi tiết, cụ thể về việc báo cáo tài chính của công ty đã hợp lí, trung thực hay chưa. Báo cáo đó đã tuân thủ đúng theo Chế độ kế toán Việt Nam, Chuẩn mực kế toán hay chưa. Qua đó, kiểm toán viên sẽ đánh giá để đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính. Như vậy có thể thấy được, qua báo cáo đã được kiểm toán, người đọc sẽ biết các số liệu có trung thực, hợp lý.

2. Nội dung của báo cáo kiểm toán gồm những gì?

Hiện chưa có quy định bắt buộc của báo cáo tài chính. Tuy nhiên, các nội dung cơ bản của báo cáo kiểm toán cần phải thể hiện như sau:

2.1. Số hiệu và tiêu đề của báo cáo

Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ số hiệu cụ thể. Báo cáo kiểm toán nếu phát hành trong cùng 1 năm của đơn vị thì sẽ thường được ghi số hiệu liên tiếp với mục đích tiện theo dõi. Báo cáo cần có tiêu đề ghi: “Báo cáo kiểm toán độc lập”.

2.2. Người nhận báo cáo kiểm toán

Trong mục này, người nhận báo cáo kiểm toán thường sẽ là: Nhà đầu tư, giám đốc, hội đồng quản trị, ban giám đốc, tổng giám đốc. Nội dung sẽ tùy thuộc vào mục đích cũng như đơn vị được kiểm toán. Tiếp theo sau mục người nhận báo cáo kiểm toán là phần mở đầu giới thiệu về báo cáo được kiểm toán cũng như thời gian lập, số trang báo cáo kiểm toán, niên độ kiểm toán như thế nào.

2.3. Trách nhiệm của Đơn vị được kiểm toán với báo cáo kiểm toán

Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán với báo cáo kiểm toán hiểu theo cách khác đó là mục cam kết của đơn vị được kiểm toán với việc trình bày 1 cách hợp lí, trung thực nhất về việc lập báo cáo kiểm toán của công ty theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam cũng như các quy định pháp lý về việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

2.4. Trách nhiệm của Kiểm toán viên

Nội dung của báo cáo đã được kiểm toán cũng cần phải thể hiện được trách nhiệm của đơn vị kiểm toán khi đã đưa ra được những ý kiến kiểm toán dựa vào quá trình kiểm toán tại đơn vị.

2.5. Ý kiến kiểm toán

Mục này là nơi để kiểm toán viên đưa ra ý kiến riêng của mình về đơn vị được kiểm toán. Sẽ có các loại ý kiến kiểm toán như sau:

Dạng ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra khi đơn vị có báo cáo tài chính hợp lý, trung thực dựa trên các khía cạnh trọng yếu của tình hình tài chính của đơn vị.

Kiểm toán dạng ngoại trừ được đưa ra khi kiểm toán viên có đầy đủ các bằng chứng để kết luật được báo cáo tài chính sai sót, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa với báo cáo tài chính. Hoặc trường hợp khác, kiểm toán viên không thể thu nhập được bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán tuy nhiên mặt khác kiểm toán viên lại đánh giá rằng báo cáo tài chính có sai sót chưa được phát hiện.

Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đã thu nhập được, kiểm toán viên kết luận trái ngược cho rằng, có sai sót trong việc tổng hợp hay xét riêng lẻ có ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính.

Khi có giới hạn quan trọng tới phạm vi kiểm toán hoặc thiếu thông tin, kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến. Đây là khoản mục mà kiểm toán viên không thể thu nhập được bằng chứng phù hợp để cho ý kiến về báo cáo tài chính.

Có đoạn “Vấn đề khác” đưa ra khi KTV thấy cần phải trao đổi về một vấn đề khác ngoài các vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong BCTC, mà theo đánh giá của kiểm toán viên, vấn đề khác đó là thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc về báo cáo kiểm toán, đồng thời pháp luật và các quy định cũng không cấm việc này thì kiểm toán viên phải trình bày về vấn đề đó trong BCKT, với tiêu đề “Vấn đề khác” hoặc “Các vấn đề khác”.

bao-cao-kiem-toan
Báo cáo kiểm toán là điều cực kì quan trọng mà doanh nghiệp và kiểm toán viên cần làm nghiêm túc.

2.6. Ngày lập báo cáo kiểm toán

Ngày lập được ghi trong báo cáo kiểm toán không được ghi trước ngày đơn vị được lập kiểm toán tài chính cũng như ngày thu thập bằng chứng kiểm toán.

2.7. Tên công ty kiểm toán và người ký báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán cần phải rõ thông tin của công ty kiểm toán, đồng thời, phải có 2 thành viên có chứng chỉ hành nghề kiểm toán ký báo cáo kiểm toán. Trong đó, 1 người phải là trong ban giám đốc. Bên cạnh chữ ký cần phải ghi rõ họ tên, số đăng ký hành nghề kiểm toán.

3. Mẫu báo cáo kiểm toán

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC                                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                                                              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……., ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO KIỂM TOÁN
VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, TÀI CHÍNH, TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
(hoặc ghi tên cuộc kiểm toán theo quyết định kiểm toán)… NĂM…
CỦA BỘ (NGÀNH)…
Thực hiện Quyết định số …. /QĐ-KTNN ngày … tháng … năm … của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc kiểm toán (Ghi tên cuộc kiểm toán theo quyết định kiểm toán)….. năm … của Bộ (ngành)…, Đoàn Kiểm toán nhà nước thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành (khu vực)…. đã tiến hành kiểm toán …………. từ ngày …../…../….. đến ngày …../…../….

1. Nội dung kiểm toán (ghi theo quyết định kiểm toán của Tổng KTNN)
2. Phạm vi và giới hạn kiểm toán
2.1. Phạm vi kiểm toán (Danh sách các đơn vị được kiểm toán tại Phụ lục số 01/BCKT-NSBN).
– Năm ngân sách được kiểm toán: ………
2.2. Giới hạn kiểm toán
Nêu các giới hạn mà Đoàn KTNN không thực hiện kiểm toán bởi những lý do khách quan.
3. Căn cứ kiểm toán
– Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Hệ thống chuẩn mực kiểm toán, Quy trình kiểm toán, Quy chế Tổ chức và hoạt động Đoàn kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
Báo cáo kiểm toán được lập trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán, biên bản kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán, Báo cáo quyết toán ngân sách năm … của …. được lập ngày…tháng…năm…. và các tài liệu có liên quan.

PHẦN THỨ NHẤT
KẾT QUẢ KIỂM TOÁN

Căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Kiểm toán nhà nước để lập. Định hướng chung là: kết quả kiểm toán cần được trình bày ngắn gọn, súc tích; tập trung vào những kết quả kiểm toán thực sự nổi bật theo các nội dung kiểm toán và mục tiêu kiểm toán. Số liệu tài chính thể hiện chủ yếu ở các phụ lục. Tên các mục và chỉ tiêu trong các bảng, biểu, phụ lục có thể thay đổi phù hợp với đối tượng kiểm toán và chế độ tài chính, kế toán hiện hành. Ngoài các phụ lục quy định tại mẫu biểu, Đoàn kiểm toán có thể bổ sung một số phụ lục khác. Cuối mỗi mục kết luận khái quát, ngắn gọn đối với nội dung được kiểm toán làm cơ sở cho kiến nghị.
A. DỰ TOÁN, THỰC HIỆN DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN NSNN
I. CÔNG TÁC LẬP VÀ GIAO DỰ TOÁN
1. Dự toán thu NSNN
Phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật (ưu điểm, những mặt làm được; khuyết điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân) trong công tác lập và giao dự toán thu NSNN (thu từ phí, lệ phí; thu được để lại…). Hạn chế trích dẫn số liệu cụ thể (đã được thể hiện ở Phụ lục).
2. Dự toán chi NSNN
Phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật (ưu điểm, những mặt làm được; khuyết điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân) trong công tác lập và giao dự toán chi NSNN (chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; chi chương trình mục tiêu quốc gia…). Hạn chế trích dẫn số liệu cụ thể (đã được thể hiện ở Phụ lục).
II. THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
1. Thu ngân sách
Phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật trong thực hiện dự toán thu NSNN (đạt và vượt dự toán; không đạt dự toán và nguyên nhân). Hạn chế trích dẫn số liệu cụ thể (đã được thể hiện ở Phụ lục).
2. Chi ngân sách
Phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật trong thực hiện dự toán chi NSNN (đạt; không đạt dự toán và nguyên nhân). Hạn chế trích dẫn số liệu cụ thể (đã được thể hiện ở Phụ lục).
3. Xử lý số dư kinh phí NSNN chưa quyết toán chuyển năm sau
III. TÌNH HÌNH KINH PHÍ VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG
Đơn vị tính: …..

STT Chỉ tiêu Số báo cáo Số kiểm toán Chênh lệch
A B 1 2 3 = 2 – 1
1 Kinh phí chưa chưa QT năm trước chuyển sang      
2 Kinh phí thực nhận trong năm      
3 Tổng số được sử dụng trong năm (3=1+2)      
4 Kinh phí đã SD đề nghị quyết toán trong năm      
5 Kinh phí giảm trong năm      
6 Kinh phí chưa sử dụng chuyển năm sau (6=3-4-5)    

* Chi tiết các chỉ tiêu và nguyên nhân chênh lệch tại Phụ lục số 03/BCKT-NSBN và Phụ lục số 03a/BCKT-NSBN.

IV. THU CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP (nếu có)

V. VỀ TÍNH ĐÚNG ĐẮN, TRUNG THỰC CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
* Kết luận mục A (kết luận khái quát, ngắn gọn đối với nội dung được kiểm toán làm cơ sở cho kiến nghị).
B. CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NG N SÁCH, TIỀN VÀ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
I. QUẢN LÝ, CHẤP HÀNH NG N SÁCH
1. Chi đầu tư phát triển
Phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật (ưu điểm, những mặt làm được; khuyết điểm, hạn chế; trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan…) qua kiểm toán tổng hợp và kiểm toán chi tiết trong việc chấp hành pháp luật, chế độ trong quản lý, chấp hành chi đầu tư phát triển.
1.1. Chi đầu tư XDCB
* Công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư: công tác quy hoạch tổng thể, nhu cầu đầu tư, cơ cấu đầu tư…;
* Chấp hành các quy định của Nhà nước về chi đầu tư xây dựng: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; thực hiện và quản lý đầu tư (trình tự, thủ tục đầu tư; công tác lựa chọn nhà thầu; quản lý chất lượng; giá cả; tiến độ đầu tư…); công tác lập, thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; công tác bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng; tình hình nợ đầu tư…

* Kết quả kiểm toán chi tiết các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản
Kiểm toán chọn mẫu….. dự án, trong đó có ….. dự án đã được phê duyệt quyết toán,… dự án chưa được phê duyệt quyết toán, ….. dự án kiểm toán giá hợp đồng (chưa có quyết toán A-B),… dự án kiểm toán…; kết quả như sau:
– Số báo cáo của đơn vị;
– Số được kiểm toán;
– Số kiểm toán xác định;
– Chênh lệch.
Kết quả kiểm toán chi tiết tại Phụ lục số 04/BCKT-NSBN
1.2. Chi đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp
Đánh giá việc chấp hành các quy định của Nhà nước về các khoản đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp và mức độ hợp lý của các khoản đầu tư hỗ trợ.
1.3. Chi đầu tư phát triển khác
2. Chi thường xuyên
Phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật (ưu điểm, những mặt làm được; khuyết điểm, tồn tại, hạn chế; trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan….), qua kiểm toán tổng hợp và chi tiết trong việc chấp hành pháp luật, chế độ trong quản lý và sử dụng kinh phí NSNN, như: kinh phí ngân sách cấp; kinh phí viện trợ; kinh phí khác; tình hình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính;…
3. Chi Chương trình mục tiêu
Phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật (ưu điểm, những mặt làm được; khuyết điểm, tồn tại, hạn chế; trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan….), qua kiểm toán tổng hợp và chi tiết trong việc chấp hành pháp luật, chế độ trong quản lý và sử dụng kinh phí CTMT, như: tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí của Chương trình; thực hiện mục tiêu, nội dung của Chương trình;…
4. Thu, chi hoạt động sự nghiệp và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật (ưu điểm, những mặt làm được; khuyết điểm, hạn chế; trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan…) qua kiểm toán tổng hợp và kiểm toán chi tiết trong việc chấp hành pháp luật, chế độ trong quản lý, chấp hành thu, chi hoạt động sự nghiệp và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, như: quản lý và sử dụng nguồn thu; cơ cấu nguồn thu, chi; thực hiện nghĩa vụ với NSNN, với cấp trên; tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu;…
5. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành thực hiện các CTMT, dự án…
6. …
7. Công tác kế toán và quyết toán ngân sách
II. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN VÀ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
1. Quản lý, sử dụng tài sản và công nợ
Phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật (ưu điểm, những mặt làm được; khuyết điểm, tồn tại, hạn chế; trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan….) qua kiểm toán tổng hợp và chi tiết trong việc chấp hành pháp luật, chế độ trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quản lý công nợ, như: đất đai, nhà cửa, ô tô…; mua sắm, sửa chữa tài sản, quản lý công nợ…
2. Việc hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách
3. Tình hình sản xuất, kinh doanh của các DNNN
Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của các DNNN thuộc Bộ, ngành như: cơ chế quản lý nhà nước và hoạt động của các DNNN trực thuộc; việc chấp hành chính sách, chế độ tài chính, thực hiện nghĩa vụ NSNN;…..
4. …
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT, CHÍNH SÁCH CỦA QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ (nếu có)

* Kết luận mục B (kết luận khái quát, ngắn gọn đối với nội dung được kiểm toán làm cơ sở cho kiến nghị).
C. TÍNH KINH TẾ, HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH, TÀI SẢN NHÀ NƯỚC.
Phân tích, đánh giá những vấn đề nổi bật về tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước qua kiểm toán tổng hợp và kiểm toán chi tiết (tại các cơ quan, đơn vị, dự án đầu tư, doanh nghiệp… được kiểm toán); Chỉ nêu nội dung này khi trong KHKT của cuộc kiểm toán được phê duyệt (việc đánh giá 1, 2 hoặc cả 3 nội dung trên tùy theo yêu cầu của KHKT của cuộc kiểm toán được phê duyệt nếu có).
* Kết luận mục C (kết luận khái quát, ngắn gọn đối với nội dung được kiểm toán làm cơ sở cho kiến nghị).
PHẦN THỨ HAI
KIẾN NGHỊ
1. Đối với Bộ (ngành) …
1.1. Kiến nghị điều chỉnh sổ kế toán, báo cáo quyết toán
1.2. Kiến nghị về xử lý tài chính
1.3. Kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước
1.4. Kiến nghị xem xét xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan
1.5. Ý kiến tư vấn về các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước

Các kiến nghị 1.3, 1.4, 1.5,… cần được trình bày ngắn gọn, rõ ràng; tập trung vào những vấn đề thực sự nổi bật theo các nội dung kiểm toán và mục tiêu kiểm toán.
2. Đối với Bộ, ngành có liên quan (Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,…- nếu có)
3. Đối với Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội… (nếu có)
* * *
Đề nghị …… chỉ đạo các đơn vị được kiểm toán thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (tại Báo cáo kiểm toán này và Thông báo kết quả kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán chi tiết) và báo cáo kết quả thực hiện về Kiểm toán nhà nước khu vực (CN)… địa chỉ ……………….. trước ngày…/…/… Trong Báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán cần nêu rõ: những kiến nghị đã thực hiện; kiến nghị đang thực hiện; kiến nghị chưa thực hiện (với những kiến nghị đã thực hiện cần ghi rõ tên bằng chứng, phô tô kèm theo các chứng từ, tài liệu,… để chứng minh; với kiến nghị đang thực hiện và kiến nghị chưa thực hiện phải giải thích rõ lý do).

Khi đơn vị thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước về nộp ngân sách nhà nước, giảm chi ngân sách, giảm thanh toán,… đề nghị ghi rõ trên chứng từ: Nội dung kiến nghị (nộp ngân sách nhà nước, giảm chi ngân sách, giảm thanh toán,…) số tiền ….. (số tiền cụ thể) thực hiện theo kiến nghị của KTNN niên độ ngân sách năm ….. tại Báo cáo kiểm toán phát hành kèm theo Công văn số ……../KTNN-TH ngày …. tháng …. năm …. tại ….. (Các trường hợp ghi chép chứng từ thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 01b/BCKT-NSBN kèm theo). Trong đó, các trường hợp thực hiện kiến nghị nộp NSNN phải đồng thời ghi rõ nộp NSNN theo Công văn gửi kho bạc nhà nước (số công văn, ngày ban hành, tên đơn vị ban hành, tên kho bạc nhà nước: trung ương/tỉnh, thành phố ……………………. theo Phụ lục số 01a/BCKT-NSBN kèm theo) trên chứng từ nộp tiền vào kho bạc nhà nước nơi đơn vị được kiểm toán giao dịch.

Báo cáo kiểm toán này gồm … trang, từ trang … đến trang … và các Phụ lục ….(ghi cụ thể số các Phụ lục) /BCKT-NSBN là bộ phận không tách rời của Báo cáo kiểm toán./.

TRƯỞNG ĐOÀN KTNN

(Ký, ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ KTVNN)

TL.TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
KIỂM TOÁN TRƯỞNG KTNN CHUYÊN NGÀNH…

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Tả mẫu báo cáo kiểm toán TẠI ĐÂY.

Như vậy bài viết đã cung cấp cho anh/chị thông tin đầy đủ nhất về kiểm toán là gì cũng như mẫu báo cáo kiểm toán. ASP là nền tảng kết nối doanh nghiệp và kế toán dịch vụ. Thông qua nền tảng này, doanh nghiệp có thể tìm được kế toán chuyên nghiệp với chi phí phù hợp. Trong khi đó, kế toán dịch vụ có thể nâng cao thu nhập bằng cách tìm thêm nhiều khách hàng mới.

Hãy truy cập ngay ASP để được hưởng nhiều ưu đãi và tìm cho mình đối tác phù hợp.

Bài viết chọn lọc

Xem nhiều nhất

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp kết nối Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh với các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Bạn là ai ?
Nội dung cần tư vấn
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess