Bảng cân đối kế toán là gì? Bỏ túi các nguyên tắc lập bảng CĐKT mới nhất 2021

Hạch toán & Khai thuế
1590 lượt xem

Bảng cân đối kế toán – Balance sheet dùng để phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức. Đây là một khía cạnh quan trọng không nên bỏ qua khi phân tích tình hình tài chính. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu chi tiết bảng cân đối kế toán là gì cùng các nguyên tắc thực hiện lập Balance Sheet hiệu quả nhất 2021!

1. Bảng cân đối kế toán là gì?

Về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tình hình tài chính tổng hợp. Bảng này phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn của một doanh nghiệp hay tổ chức tại một thời điểm được xác định cụ thể. Các số liệu trong Balance Sheet là những dữ liệu tài chính quan trọng trong một kỳ kế toán.

Khái niệm bảng cân đối kế toán là gì?
Khái niệm bảng cân đối kế toán là gì?

Hiện nay, bảng cân đối kế toán cùng với bảng kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh báo cáo tài chính là những dữ liệu tài chính quan trọng của doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh.

Các thời điểm tiến hành thực hiện xây dựng Balance Sheet thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm. Nhờ đó, doanh nghiệp có cơ sở để đánh giá tổng quan về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng thời điểm. Thông qua đó, đề xuất hướng cải thiện và sử dụng tài sản hợp lý hơn trong các kỳ kinh doanh tiếp theo.

2. Các đối tượng trên Balance Sheet là gì?

Một bảng cân đối kế toán gồm nhiều số liệu được phân thành 2 phần chính (phần tài sản, phần nguồn vốn). Trong đó, tài sản doanh nghiệp gồm các loại tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Dữ liệu này phản ánh toàn bộ máy móc, thiết bị có giá trị của doanh nghiệp vào thời điểm lập báo cáo.

Tài sản Nguồn vốn
1. Tài sản ngắn hạn

– Tiền và tương đương tiền

– Đầu tư tài chính ngắn hạn

– Phải thu ngắn hạn

– Hàng tồn kho

– Tài sản ngắn hạn khác

1.1 Nợ phải trả ngắn hạn

– Phải trả ngắn hạn

– Người mua trả tiền trước

– Vay (nợ) thuê tài chính ngắn hạn

– Dự phòng phải trả ngắn hạn

1.2. Nợ phải trả dài hạn

– Phải trả dài hạn

– Vay (nợ) thuê tài chính dài hạn

– Dự phòng phải trả dài hạn

2. Tài sản dài hạn

– Tài sản cố định

– Phải thu dài hạn

– Đầu tư tài chính dài hạn

– Tài sản dài hạn khác

2. Vốn chủ sở hữu

– Vốn góp của chủ sở hữu

– Thặng dư vốn cổ phần

– Cổ phiếu quỹ

– Các quỹ đầu tư phát triển

– Lợi nhuận sau thuế (chưa phân phối)

Các đối tượng trong bảng cân đối kế toán

Tương tự, phần nguồn vốn được phân loại thành nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Số liệu phần này thể hiện nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời cho biết trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp như khoản nợ cần trả…

3. Ý nghĩa bảng cân đối kế toán

Số liệu bảng cân đối kế toán là dữ liệu quan trọng để phân tích, nghiên cứu và đánh giá tổng quan tình hình kết quả kinh doanh. Thông qua đó, kế toán viên biết tình trạng sử dụng vốn của doanh nghiệp tại từng thời điểm.

Một ý nghĩa quan trọng khác của Balance Sheet nhằm thể hiện tính minh bạch khách quan cho hoạt động kinh doanh. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tham khảo dữ liệu của thời điểm trước để đưa ra các quyết định mang tính kinh tế.

Để hiểu hơn các giá trị này, việc phân tích sẽ dựa trên 2 đối tượng quan trọng trên bảng cân đối kế toán. Đó là tài sản doanh nghiệp và nguồn vốn kinh doanh.

3.1. Đối với tài sản doanh nghiệp

Tài sản trên Balance Sheet gồm nhiều hạng mục như: Tiền mặt, chứng khoán, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản, khoản đầu tư tài chính… Đây là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm kế toán viên lập bảng báo cáo tài chính. Về tính pháp lý, chúng thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp đó.

Ý nghĩa bảng cân đối kế toán đối với phân tích tài sản doanh nghiệp
Ý nghĩa bảng cân đối kế toán đối với phân tích tài sản doanh nghiệp

Về mặt kinh tế, tài sản trên bảng cân đối là dữ liệu phản ánh tính quy mô kinh tế cho tổ chức. Các thành tố này tồn tại dưới đa dạng hình thức vật chất và phi vật chất.

3.2. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu

Bảng cân đối kế toán có giá trị pháp lý quan trọng, phản ánh những khoản nợ tại thời điểm lập báo cáo. Kế toán viên sẽ nắm được số tiền nợ phải trả là bao nhiêu. Ngoài ra, đơn vị cho doanh nghiệp vay (chủ nợ) nhờ Balance Sheet mà nắm được trách nhiệm giới hạn của chủ sở hữu.

Về tính kinh tế, tương tự như hạng mục tài sản, các số liệu trên bảng cân đối là cơ sở để đánh giá cơ cấu và quy mô nguồn vốn đầu tư. Bạn cũng sẽ nắm được mức độ tự chủ tài chính và khả năng huy động vốn doanh nghiệp. Và đặc biệt, các khả năng rủi ro trong tài chính sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.

4. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán (Balance Sheet)

Bảng cân đối Balance Sheet thể hiện mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp. Khi lập bảng cân đối kế toán bạn cần tuân thủ các nguyên tắc nhằm đảm bảo chính xác, rõ ràng và minh bạch.

Các nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán là gì?
Các nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán là gì?

4.1. Cơ sở thực hiện lập bảng cân đối kế toán

Để việc thực hiện lập bảng cân đối trở nên dễ dàng hơn, kế toán viên cần tham khảo vào hệ thống dữ liệu cùng giấy tờ sau đây:

  • Số sách kế toán tổng hợp
  • Bảng dữ liệu phát sinh tài khoản kế toán
  • Bảng cân đối kế toán quý, tháng hoặc năm trước
  • Thẻ dữ liệu kế toán chi tiết

4.2. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán là gì

Các khoản mục tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán tài chính cần được trình bày rõ ràng. Theo đó, tài sản được phân chia thành tài sản ngắn hạn và dài hạn… Ngoài ra, chu kỳ kinh doanh là một yếu tố mà bạn cần phải xem xét.

a. Chu kỳ kinh doanh trong khoảng 12 tháng

Các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong khoảng 12 tháng sẽ phân tài sản, nợ phải trả thành ngắn hạn hoặc dài hạn căn cứ vào:

  • Tài sản (Nợ phải trả) ngắn hạn phản ánh các hạng mục được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng tới (tính từ ngày kết thúc kế toán năm).
  • Tài sản (Nợ phải trả) dài hạn là các hạng mục được thu hồi hoặc thanh toán từ trên 12 tháng trở lên (tính từ ngày kết thúc kế toán năm).

b. Chu kỳ kinh doanh diễn ra dài hơn 12 tháng

Điều kiện để phân chia tài sản, nợ phải trả thành các mục dài hạn và ngắn hạn cần được căn cứ vào:

  • Tài sản (Nợ phải trả) ngắn hạn là các hạng mục được thanh toán hoặc thu hồi trong chu kỳ kinh doanh bình thường (12 tháng).
  • Tài sản (Nợ phải trả) dài hạn là các hạng mục được thanh toán hoặc thu hồi trong thời gian dài hơn chu kỳ kinh doanh bình thường (>12 tháng).

Không chỉ việc lập bảng cân đối kế toán mà hoạt động gửi và nộp cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc nhất định. Hiện nay, thời hạn gửi báo cáo quý chậm nhất là 20 ngày (tính từ thời điểm kết thúc quý đối với doanh nghiệp độc lập). Loại hình tổng công ty có thời hạn quy định dài hơn, thường là sau 45 ngày.

Thông thường thời hạn gửi báo cáo bảng cân đối tài chính năm sẽ dài hơn. Đối với doanh nghiệp độc lập là sau 30 ngày. Với các loại hình khác như: công ty TNHH, công ty cổ phần; tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài… thì thời gian này thường dài hơn, lên đến 90 ngày.

5. Chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán Balance Sheet là gì?

Phân tích bảng cân đối kế toán là hoạt động quan trọng, mang ý nghĩa chiến lược xác định các định hướng kinh doanh. Để quá trình này được thực hiện dễ dàng hơn, các bạn có thể tham khảo các chỉ tiêu phân tích dưới đây:

5.1. Phân tích chỉ tiêu cơ cấu tài sản

Căn cứ vào đặc thù của từng ngành nghề, kế toán viên sẽ xác định các chỉ tiêu cơ cấu tài sản phù hợp. Đó có thể là tỷ lệ tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn trên tổng số tài sản doanh nghiệp. Chỉ tiêu này là cơ sở khách quan để đưa ra cơ cấu phân bổ tài sản hợp lý.

5.2. Phân tích chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn

Giá trị của chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn giúp doanh nghiệp xác định các nguồn hình thành tài sản dài hạn và ngắn hạn của tổ chức. Từ đó, phân tích khả năng tự chủ tài chính ở thời điểm hiện tại và tương lai gần. Khi hệ số nợ càng cao thì tình trạng càng ở mức báo động và rủi ro cao.

Các chỉ tiêu phân tích trong Balance Sheet là gì
Các chỉ tiêu phân tích trong Balance Sheet là gì?

Lưu ý rằng, hệ số nợ được xác định bằng tổng nợ phải trả trên tổng tài sản của doanh nghiệp tại cùng một thời điểm.

5.3. Phân tích chỉ tiêu vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản trong bảng cân đối kế toán là gì? Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng tài sản của tổ chức trong hoạt động kinh doanh của mình. Giá trị này được xác định trên tỷ lệ doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân.

5.4. Phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán hiện hành cho biết năng lực hoàn trả nợ ngắn hạn của tổ chức tại một thời điểm. Trị số này càng cao thì khả năng doanh nghiệp có thể trả hết nợ ngắn hàng càng tốt. Đây cũng là một căn cứ giúp các chủ nợ đưa ra quyết định cho vay. Khả năng thanh toán hiện hành là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.

6. Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) có hạn chế gì không?

Như đã đề cập ở phần đầu, bảng cân đối kế toán Balance Sheet là một trong bốn bảng báo cáo tài chính quan trọng. Bảng cân đối mang lại nhiều giá trị cho hoạt động tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số hạn chế nhất định vẫn còn tồn tại như:

  • Bảng cân đối được lập trên nguyên tắc giá gốc. Do đó, việc phát sinh các tình trạng như chênh lệch giá trị tài sản là điều hoàn toàn có thể gặp phải.
  • Giá trị số liệu của các đối tượng như tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn hay nợ phải trả có tính chính xác tại thời điểm lập bảng. Kiểm toán viên sẽ khó đánh giá chính xác việc biến đổi hoặc dự báo xu hướng thay đổi.
  • Để đánh giá chính xác tình hình kinh doanh, kế toán viên cần kết hợp sử dụng bảng cân đối với các báo cáo tài chính khác.
Bảng cân đối kế toán có một số hạn chế nhất định
Bảng cân đối kế toán có một số hạn chế nhất định

Bài viết mang đến nhiều thông tin hữu ích giúp khách hàng hiểu vai trò, đặc điểm của bảng cân đối kế toán là gì. Việc sử dụng và phân tích Balance Sheet giúp doanh nghiệp xác định được bức tranh tài chính tổng thể. Nhờ đó, dễ dàng đưa ra các quyết định kinh tế quan trọng.

Bảng cân đối kế toán là một trong những kiến thức cơ bản và cực kỳ quan trọng mà mỗi kế toán cần nắm vững. Chỉ khi trau dồi được kiến thức, kỹ năng của mình ngày càng tốt hơn, anh/chị mới có thể nâng cao thu nhập bằng nhiều cách chẳng hạn như trở thành kế toán dịch vụ.

Hiện tại MISA ASP là nền tảng kết nối giữa kế toán dịch vụ, đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán với các doanh nghiệp. Thông qua nền tảng, anh/chị có thể tìm được nhiều khách hàng mới, nâng cao thu nhập hay tối ưu được công việc để làm việc được nhiều khách cùng một lúc.

Đối với doanh nghiệp, khi sử dụng MISA ASP sẽ tìm được kế toán phù hợp, chuyên nghiệp, uy tín với chi phí phù hợp. Hãy truy cập ngay MISA ASP để trải nghiệm nền tảng, tìm được đối tác phù hợp và nhận nhiều khuyến mãi.

Bài viết chọn lọc

Xem nhiều nhất

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp kết nối Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh với các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Bạn là ai ?
Nội dung cần tư vấn
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess