Kiểm toán tuân thủ là gì, mục tiêu và nguyên tắc của kiểm toán tuân thủ

Hạch toán & Khai thuế
3521 lượt xem

Kiểm toán tuân thủ là loại kiểm toán nhằm kiểm tra xem đơn vị được kiểm toán có đang thực hiện đúng những quy tắc, quy định mà cơ quan chức năng nhà nước, cơ quan có thẩm quyền đã quy định hay không.

1. Kiểm toán tuân thủ là gì?

Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán đánh giá xem đơn vị được kiểm tra có thực sự thực hiện đúng quy chế, nội dung, tuân thử pháp luật. Việc này thực hiện bằng việc đánh giá thôn tin, các giao dịch, sự tuân thủ hoạt động, xét trên khía cạnh trọng yếu theo quy định áp dụng với đơn vị được kiểm toán. Đây là những tiêu chí kiểm toán: Quy định, luật, văn bản hướng dẫn luật, chế độ, quy chế, chính sách đơn vị kiểm toán cần phải thực hiện. Nếu chưa có văn bản hướng dẫn, luật và quy định không đầy đủ thì kiểm toán có thể kiểm tra sự tuân thủ theo nguyên tắc chung về quản trị tài chính lành mạnh và ứng xử của viên chứng, công chức.

2. Đối tượng kiểm toán

Kiểm toán tuân thủ có đối tượng khá linh hoạt. Nó có thể là việc tuân thủ những quy định được đề ra bởi Nhà nước như đánh giá tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, bảo vệ người lao động… hoặc những quy định được đề ra bởi người quản lí cấp trên hoặc quy định của cơ quan chuyên môn đã đề ra như việc giải ngân kho bạc nhà nước, tuân thủ quy trình, điều kiện, thủ tục vay vốn của ngân hàng…

Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán tuân thủ có nhiều đối tượng khác nhau.

3. Mục tiêu của kiểm toán

Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ là kiểm toán viên nhà nước sẽ đưa ra ý kiến về việc thực hiện đúng luật, văn bản, quy định, chế độ, quy định, chính sách… của các giao dịch, hoạt động và thông tin đơn vị được kiểm toán xét trên khía cạnh trọng yếu.

Tính tuân thủ trong kiểm toán lĩnh vực công được xem là trọng tâm của kế toán tuân thủ, khi mục tiêu của cuộc kiểm toán liên quan đến quản trị tài chính lành mạnh và ứng xử viên chức, công chứ thì tính đúng đắn là thích hợp.

Kiểm toán viên nhà nước sẽ thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ về việc tuân thủ các điều khoản cũng như quy định thừa nhận chung với mục đích:

  • Xác định quy định có thể gây ra sai sót hay trường hợp không tuân thủ pháp luật trong báo cáo của đơn vị được kiểm toán.
  • Kiến nghị giải quyết những vấn đề không tuân thủ pháp luật và những vấn đề phát hiện trong quá trình kiểm toán.
  • Kiểm tra đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật cũng như quy định các giao dịch tài chính, hoạt động tài chính, thông tin tài chính trong báo cáo tài chính.

Mục tiêu của KTTT kết hợp với kiểm toán hoạt động là nhằm kiểm tra việc tuân thủ theo pháp luật và các quy định, tuân thủ các nguyên tắc chung về quản trị tài chính lành mạnh, đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả của các hoạt động, giao dịch trong việc thực hiện các chương trình, dự án của đơn vị được kiểm toán.

4. Các nguyên tắc của kiểm toán tuân thủ

Cuộc kiểm toán là quá trình đánh giá, thu thập bằng chứng kiểm toán một cách khách quan, có hệ thống về sự tuân thủ của nội dung kiểm toán theo quy định hiện hành xác định là tiêu chí kiểm toán. Những nguyên tắc cho việc thực hiện cuộc kiểm toán tuân thủ như:

  • Nguyên tắc liên quan tới quá trình kiểm toán.
  • Các nguyên tắc chung mà kiểm toán viên nhà nước phải xem xét trước khi bắt đầu kiểm toán cũng như trong suốt quá trình kiểm toán.

Các nguyên tắc chung:

  • Đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập: Kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp bao gồm cả tính độc lập.
  • Kiểm soát chất lượng kiểm toán: Các cuộc kiểm toán tuân thủ đều thực hiện các cuộc kiểm soát chất lượng để đảm bảo được tất cả các cuộc kiểm toán đã tuân thủ pháp luật, chuẩn mực kế toán hay quy định liên quan.
  • Xét đoán chuyên môn và thái độ hoài nghi nghề nghiệp: Trong quá trình thực hiện kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải duy trình thái độ hoài nghi nghề nghiệp.
kiểm toán tuân thủ
Mọi người cần áp dụng nghiêm quy tắc của kiểm toán tuân thủ.

5. Ý nghĩa của kiểm toán tuân thủ

Không phức tạp như kiểm toán hoạt động, chuẩn mực cũng như tiêu chuẩn để đánh giá thông tin kiểm toán tuân thủ khá đơn giản. Chúng thường được xác định dễ dàng, gắn liền quy tắc, thủ tục được kiểm toán.

Thông thường, kiểm toán tuân thủ được thực hiện để phục vụ nhu cầu cơ quan quản lý hay bản thân đơn vị nên nói chung, kết quả quản lý kiểm toán tuân thủ thường được báo cáo cho người có trách nhiệm trong đơn vị hoặc quản lý cấp trên hơn là báo cáo cho phạm vi rộng người được biết, sử dụng

Hiện tại, việc quản lý tài chính cho doanh nghiệp là điều mà kế toán, người làm chủ nào cũng cần. Hãy tham gia ngay MISA ASP để có cơ hội được tặng miễn phí 1 năm tài chính sử dụng phần mềm MISA AMIS, giúp hỗ trợ mọi công việc được dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Bài viết chọn lọc

Xem nhiều nhất

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp kết nối Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh với các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Bạn là ai ?
Nội dung cần tư vấn
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess