Chi tiết công việc của kế toán tổng hợp

Hạch toán & Khai thuế
1015 lượt xem

Kế toán là một trong những công việc có khối lượng công việc lớn và đòi hỏi kế toán viên phải có trình độ chuyên môn cao và trau dồi liên tục. Rất nhiều các bạn sinh viên sau nhiều năm học trên ghế nhà trường vẫn chưa hình dung ra được mình phải trang bị những gì để có thể trở thành một kế toán tổng hợp. Bài viết này sẽ tổng hợp các khái niệm và công việc hàng ngày của một kế toán tổng hợp.

1. Kế toán tổng hợp là gì? Quy trình làm một kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm về công việc lưu trữ và phản ánh tổng quát dữ liệu kế toán của doanh nghiệp trên các hệ thống tài khoản, sổ kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp. Việc lưu trữ này có thể theo hình thức ghi chép, tập hợp lưu giữ chứng từ bản cứng.

Quy trình kế toán tổng hợp bao gồm:

  • Doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ, giao dịch kinh doanh, kèm theo đó là các chứng từ pháp lý chứng minh cho sự phát sinh và hoàn thành các nghiệp vụ giao dịch này
  • Nhân viên kế toán tổng hợp nhận biết các giao dịch này và tiếp nhận các chứng từ hợp lý, và phải là chứng từ gốc có liên quan
  • Ghi chép các nghiệp vụ phát sinh và tài khoản và vào sổ sách kế toán của DN
  • Đến cuối kỳ, kế toán tổng hợp sẽ thao tác gọi là “khóa sổ” và thực hiện lập báo cáo tài chính cuối kỳ cho doanh nghiệp

mô tả công việc kế toán tổng hợp

2. Mô tả công việc kế toán tổng hợp cần làm

Kế toán tổng hợp làm những gì? Các công việc cần thực hiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý kế toán tổng hợp cần làm là rất nhiều, chính vì vậy kế toán tổng hợp cần sắp xếp thời gian làm việc khoa học, hợp lý để hoàn thiện các công việc được giao.

2.1. Công việc của kế toán tổng hợp hàng ngày

Hằng ngày, kế toán tổng hợp thực hiện các công việc dưới đây:

  • Hướng dẫn các kế toán viên khác ( kế toán thuế, kế toán nội bộ, kế toán bán hàng,…) làm sổ sách dữ liệu kế toán, điều phối cho phù hợp với công việc của từng người và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc
  • Thu thập số thông tin, chứng từ kế toán và các số liệu kế toán thông qua các nghiệp vụ kinh thế phát sinh thực tế như: Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mua, bán hàng hóa, công cụ dụng cụ, tài sản cố định,…. và xử lý những thông tin này, thực hiện thu tiền, chi tiền,….Hạch toán các khoản chi phí, thu nhập, khấu hao, tàn sản cố định, công nợ, các nghiệp vụ khác, thuế giá trị gia tăng
  • Theo dõi, quản lý các quản công nợ của doanh nghiệp và xử lý công nợ
  • Theo dõi, tính toán giá thành sản xuất thực tế phát sinh theo từng sản phẩm, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu và phụ liệu đi kèm, chi phí sản xuất dở dang.
  • Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng tồn kho ( gồm có Nhập kho – Xuất kho – Tồn kho) và thời gian tồn kho tại từng kho thông qua nhân viên kế toán kho.

2.2. Công việc kế toán tổng hợp hàng tháng

  • Tính lương cho các cán bộ nhân viên và các khoản phụ cấp trích theo lương
  • Theo dõi số liệu báo cáo kho định kỳ hàng tháng và định mức sản phẩm
  • Lập bảng báo cáo phân bổ các khoản chi phí: chi phí trả trước ngắn hạn, tài hạn, CCDC,… và hạch toán các khoản phân bổ đó
  • Tính toán và trích chi phí khấu hao TSCĐ và hạch toán các khoản trích đó
  • Thực hiện bút toán phân bổ và kết chuyển chi phí
  • Đối chiếu và cung cấp số liệu chi tiết các khoản phân bổ, trả trước, trích trước hàng tháng
  • Lập các tờ khai thuế theo định kỳ
  • Lập các báo cáo theo dõi nội bộ DN 

2.3. Công việc kế toán tổng hợp hàng quý

  • Lập các tờ khai thuế theo định kỳ
  • Lập các báo cáo theo dõi nội bộ DN
  • Kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết từng phần mục với sổ cái của DN
  • Kểm kê TSCĐ thực hiện định kỳ 6 tháng/ lần

2.4. Công việc kế toán tổng hợp cần làm hàng năm

+ Các công việc kế toán tổng hợp cần làm đầu năm:

  • Nộp tờ khai thuế môn bài
  • Lập các tờ khai thuế theo định kỳ, 
  • Lập các báo cáo theo dõi nội bộ DN
  • Kết chuyển lãi/ lỗ của năm tài chính cũ
  • Nộp báo cáo tài chính, chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo năm trước
  • Hạch toán chi phí thuế môn bài của năm tài chính mới
  • Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối của năm trước sang

+ Các công việc cần làm cuối năm

  • Kiểm tra bảng cân đối số phát sinh tài khoản trong năm giữa số liệu kế toán chi tiết và số liệu kế toán tổng hợp
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị doanh nghiệp,…
  • In sổ sách kế toán theo quy định của cơ quan thuế và nội bộ doanh nghiệp

Kế toán tổng hợp đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp và có khối lượng công việc phải xử lý rất lớn. Chính vì vậy, nhân viên kế toán tổng hợp phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao để có thể xử lý số liệu và trực tiếp rà soát điều chỉnh số liệu khi có phát hiện các sai sót. Ngoài các công việc theo định kỳ thời điểm của hàng năm nêu trên, KTTH còn phải đảm bảo được những công việc sau:

  • Tạo dựng và duy trì được mối quan hệ với bên ngoài như Cơ quan thuế quản lý, Ngân hàng, Bảo hiểm xã hội, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp,…
  • Duy trì mối quan hệ trong nội bộ bộ phận kế toán (kế toán trưởng, kế toán thuế, kế toán nội bộ, kế toán bán hàng,…) lẫn các phòng ban khác trong công ty
  • Phân bổ và giám sát quá trình làm việc của các kế toán viên
  • Tham gia phối hợp công tác kiểm tra tại các phòng ban, đơn vị cơ sở.
  • Đề ra phương hướng xử lý các tồn đọng, sai sót của doanh nghiệp trong lĩnh vực kế toán, tài chính.
  • Kiểm tra và lưu trữ chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán (cả chứng từ bản cứng và chứng từ bản mềm) trong thời hạn quy định.
  • Phân tích các chỉ tiêu trên BCTC và khi có quyết toán tại đơn vị doanh nghiệp thì kế toán tổng hợp cũng phải tham gia trong việc giải trình số liệu sổ sách chứng từ
  • Biết điều chỉnh các nghiệp vụ sau khi cơ quan thuế quyết toán yêu cầu doanh nghiệp nộp phạt thuế.

3. Yêu cầu về kỹ năng của một kế toán tổng hợp

  • Kiến thức chuyên môn: Đây là kỹ năng tiên quyết và quan trọng nhất đối với không chỉ nghề kế toán mà tất cả các ngành nghề khác, nó là điều kiện để bắt đầu công việc cũng như quá trình thăng tiến của bản thân.
  • Kiến thức về tin học: Cần thành thạo các phần mềm tin học văn phòng cơ bản như Word, Excel, Powerpoint,… và song song với đó là các phần mềm kế toán chuyên dụng (MISA, BRAVO, FAST,…)
  • Tính cách cẩn thận, tỉ mỉ: Nghề kế toán là nghề đối mặt với số liệu rất nhiều, vì vậy phải cần sự tỉ mỉ và chính xác rất cao.
  • Khả năng tư duy và chịu được áp lực tốt.
  • Khả năng giao tiếp và đối nội, đối ngoại: Nghề kế toán không đòi hỏi quá cao về khả năng giao tiếp tuy nhiên bạn vẫn cần tạo ra những mối quan hệ nhất định như các mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên hay với cục thuế, cơ quan bảo hiểm, ngân hàng, nhà cung cấp và khách hàng,…

4. Yêu cầu về trình độ của một kế toán tổng hợp

Các doanh nghiệp hiện nay thường yêu cầu kế toán tổng hợp đáp ứng tốt các yêu cầu về trình độ như:

  • Tốt nghiệp đại học cao đẳng chuyên ngành về tài chính kế toán
  • Nắm vững tất cả các nghiệp vụ phát sinh kế toán, chế độ kế toán
  • Sử dụng máy vi tính thành thạo đặc biệt là word, excel và phần mềm kế toán Misa
  • Kiến thức chuyên môn về kế toán bao gồm: nguyên lý kế toán, kế toán tiền, kế toán bán hàng, kế toán thuế, kế toán bán hàng, kế toán công nợ, luật thuế, luật kế toán và các thông tư, quy định, chế độ kế toán, luật quản lý thuế,….

Kế toán tổng hợp đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đủ chi phí để xây dựng một bộ phận kế toán hoàn thiện. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập với những khó khăn về nguồn lực và chi phí để thuê nhân viên kế toán thực hiện các công tác ghi chép, hạch toán, lập báo cáo thuế, BCTC…thì việc lựa chọn dịch vụ kế toán là một giải pháp tối ưu để giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phím, yên tâm sản xuất và kinh doanh.

Thấu hiểu nhu cầu của DN trong việc tìm kiếm DVKT phù hợp với nhu cầu, chi phí DN, MISA (Đơn vị 25 năm kinh nghiệm chuyên phát triển phần mềm trong lĩnh vực TC- kế toán, kê khai Thuế,… cho hơn 250.000 DN và hàng triệu cá nhân) ra mắt Nền tảng kế toán dịch vụ ASP.MISA.VN là cầu nối trao đổi thông tin, nghiệp vụ, công việc chuyên môn giữa Kế toán dịch vụ và DN trên khắp cả nước.

nền tảng kế toán dịch vụ ASP

Để tìm hiểu thêm hàng trăm đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán uy tín và chất lượng, tự do lựa chọn đơn vị phù hợp với những tiêu chí đặt ra của doanh nghiệp thông qua nền tảng kết nối dịch vụ MISA ASP hoàn toàn miễn phí, doanh nghiệp nhấn tìm kiếm TẠI ĐÂY

| Đọc thêm:

Vai trò và vị trí của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

3 lý do doanh nghiệp nên lựa chọn thuê dịch vụ làm báo cáo tài chính

Bài viết chọn lọc

Xem nhiều nhất

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp các Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh tìm kiếm các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Nơi làm việc của bạn? *
Nội dung cần tư vấn
Chi tiết
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess