Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì, ưu điểm và nhược điểm cần lưu ý

Dành cho khách hàng
2979 lượt xem

Ở Việt Nam, kinh doanh hộ gia đình cực kì phổ biến. Thậm chí đi dọc đường phố, anh/chị có thể bắt gặp kiểu kinh doanh hộ gia đình bất cứ lúc nào, ở đâu. Liệu, kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì, làm sao để phân biệt nó với những kiểu kinh doanh khác, bài viết dưới đây sẽ đề cập một cách chi tiết nhất.

1. Kinh doanh hộ gia đình là gì?

Hiểu đơn giản, kinh doanh hộ gia đình là do 1 hộ gia đình hay cá nhân tự đứng lên để mở ra và làm chủ. Những người làm chủ sẽ có quyền đăng kí kinh doanh với phạm vi trên toàn nước. Tuy nhiên, hạn chế của kiểu kinh doanh này là họ không được sử dụng quá 10 lao động và chỉ được kinh doanh tại 1 địa điểm nhất định. Trong quá trình thực hiện kinh doanh, chủ hộ sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ về tài sản của mình và cả con dấu. Những hoạt động kinh doanh của hình thức này có thể kể đến như: Giao dịch thương mại, sản xuất, cung cấp tổ chức các hoạt động dịch vụ. Nếu trường hợp hộ kinh doanh cần sử dụng nhiều lao động trên 10 người thì phải đăng ký chuyển sang hình thức doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh gia đình có quy mô lớn, ít nhân lực.

2. Ưu và nhược điểm của kinh doanh hộ gia đình

2.1. Ưu điểm của hộ kinh doanh

  • Mỗi cá nhân có thể làm thủ tục thành lập đơn giản, chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ liên quan và nộp tại cơ quan đăng kí kinh doanh. Những giấy tờ cần chuẩn bị như: giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh,
  • Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực hoặc bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân.
  • Hộ kinh doanh có quy mô gọn nhẹ nên phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
  • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.
  • Đơn vị được áp dụng chế độ thuế khoán và không cần kê khai thuế hàng tháng.

2.2. Nhược điểm của hộ kinh doanh

  • Hộ kinh doanh không thể mở thêm chi nhánh hay văn phòng tại địa điểm khác, chỉ được đăng kí kinh doanh tại 1 địa điểm.
  • Không được sử dụng quá 10 lao động nếu sử dụng 10 lao động trở lên thường xuyên sẽ phải thực hiện thành lập doanh nghiệp, nếu không thực hiện sẽ bị phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
  • Không có con dấu và tư cách pháp nhân.
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ đối với mọi hoạt động kinh doanh;
  • Không được hoàn thuế hay xuất hóa đơn GTGT vì không được kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
  • Ít tạo được lòng tin khách hàng vì tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ.

3. Kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì

3.1. Hộ gia đình hay cá nhân làm chủ sở hữu

Hộ gia đình là hình thức kinh doanh nhỏ thuộc sở hữu cá nhân hay tư nhân hoặc hộ gia đình đều có thành viên là công dân Việt Nam có đủ năng lực và cam kết đảm bảo yêu cầu hành vi dân sự, đủ từ 18 tuổi trở lên. Những cá nhân được cấp quyền làm chủ sẽ hoàn toàn có quyền quyết định về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những người này cũng sẽ là người thực hiện giao dịch với khách bên ngoài và đứng ra giải quyết các công việc phát sinh.

3.2. Quy mô kinh doanh nhỏ

Những hộ kinh doanh thuộc sở hữu công ty nên quy mô cực kì nhỏ. Theo chính sách nhà nước, số lượng nhân viên của các hộ kinh doanh không được quá 10 người. Với số lượng nhân viên ít như vậy, mặc dù gặp khó khăn nếu lượng công việc tăng cao nhưng nhà quản lí sẽ dễ dàng quản lí hơn. Chẳng hạn, 1 nhân viên trong hộ kinh doanh thay vì chuyên trách 1 công việc thì có thể thực hiện nhiều công việc 1 lúc, nhiệt huyết cao. Đồng thời với số lượng người ít nên quy trình phát triển của doanh nghiệp và sự khăng khít giữa các nhân viên sẽ được thúc đẩy.

Hộ kinh doanh có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại không ít nhược điểm.

3.3. Công nghệ kinh doanh đơn giản

Vì hộ gia đình có số lượng nhân viên nhỏ chưa đến 10 người nên những mặt hàng của hộ gia đình không đòi hỏi nhiều về công nghệ. Một số loại mặt hàng mà hộ gia đình có thể kinh doanh như cửa hàng ăn, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán các loại đặc sản hay anh chị có thể mở các loại cửa hàng kinh doanh đơn giản khác. Với những gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp hoặc thực hiện các công việc nhỏ lẻ đơn giản như bán hàng ăn vặt, hàng rong, làm muối… thì không yêu cầu nhất thiết phải đăng kí kinh doanh. Trừ trường hợp các hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

3.4. Lao động là người thân trong gia đình

Đúng như tên của hộ kinh doanh gia đình, những thành viên cùng thực hiện công việc đều là người thân trong gia đình. Họ cùng góp vốn và cùng giúp đỡ nhau để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Việc gia đình thực hiện kinh doanh sẽ không rạch ròi tới mức chia thu nhập và lợi nhuận cho từng thành viên.

Như vậy, qua các đặc điểm cơ bản trên, anh/chị đã phần nào hiểu được hộ kinh doanh là gì, kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm gì. MISA ASP là nền tảng liên kết giữa kế toán dịch vụ với doanh nghiệp. Tham gia nền tảng, anh/chị sẽ có cơ hội tìm được đối tác phù hợp. Cụ thể, doanh nghiệp tìm được kế toán có kinh nghiệm lâu năm, phù hợp với mức chi phí rẻ. Trong khi đó, kế toán dịch vụ có thể tìm được thêm doanh nghiệp để tăng mức thu nhập.

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp các Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh tìm kiếm các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Nơi làm việc của bạn? *
Nội dung cần tư vấn
Chi tiết
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess