Doanh nghiệp nhỏ thường bị quá tải với nhiều công việc nên quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhỏ thưa thật sự được làm tốt. Tuy nhiên, nếu vấn đề này không được quản lý tốt, doanh nghiệp có thể bị phá sản. Bài viết dưới đây sẽ phân tích kỹ nhất về khái niệm, sai lầm cũng như cách khắc phục làm sao để quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhỏ hiệu quả nhất.
1. Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì?
Quản lý tài chính là việc tổ chức, lập kế hoạch và chỉ đạo, kiểm soát tình hình tài chính như sử dụng quỹ, mua sắm… vào các hoạt động cần thiết. Tài chính kế toán và quản lý tài chính doanh nghiệp là hai hoạt động gắn bó chặt chẽ. Quản lý tài chính là một trong những công việc cực kỳ quan trọng bởi đây là yếu tố giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lớn mạnh.
2. Sai lầm quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhỏ
2.1. Ép buộc phải tăng trưởng
Nhiều công ty nhận thấy tháng đầu tiên thử nghiệm chạy quảng cáo, chiến dịch mới… mang lại hiệu quả cao. Họ không ngần ngại chi tiêu tài chính gấp 5 lần cho phương án đó và đặt mục tiêu doanh số tăng nhanh. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi, họ thu được nhiều khách hàng tiềm năng nhưng lợi nhuận mang về không đáng kể. Việc chi tiêu quảng cáo quá nhiều trong khi đó lợi nhuận ít sẽ ảnh hưởng tới tài chính của công ty, dẫn tới công ty phải đi vay nợ để trang trải số tiền bị thiếu.
Từ trường hợp trên, ta nhận thấy rằng, tăng trưởng là tốt nhưng phải nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía. Liệu rằng, mục tiêu doanh số đưa ra có thể đạt được hay không, đây là một trong những trách nhiệm lớn thuộc về giám đốc tài chính.
2.2. Chi tiêu quá nhiều vào việc bán hàng
Với doanh nghiệp nhỏ, cần phải cân nhắc kế hoạch tìm kiếm khách hàng mới. Để xác định khách hàng có mang lại lợi nhuận cho công ty không, có thể dựa vào hai số liệu:
– Chi phí nhận được: Số tiền khách chi trả sản phẩm
– Giá trị lâu dài: Tổng doanh thu khách bỏ ra trong thời gian dài
Doanh nghiệp phải đảm bảo giá trị lâu dài lớn hơn chi phí nhận được. Hiểu một cách khác, khách hàng trung thành sẽ tốt hơn rất nhiều so với khách hàng tạm thời. Như vậy với cách này, giám đốc tài chính có thể nắm rõ được dòng tiền của công ty. Việc doanh nghiệp chi quá nhiều vào bán hàng giúp có lợi nhuận nhưng không cao. Vì vậy CFO cần phải suy tính cái nào cần tinh giảm, cái nào cần chi. Ngoài ra, nhiều thứ khác còn phải chi như: Tiền thuê văn phòng, tiền lương nhân viên, tiền điện…
2.3. Tính toán lợi nhuận không chính xác
Một số doanh nghiệp kiểm soát không chặt, cảm thấy họ nhận về khá nhiều tiền lãi trong giao dịch tuy nhiên trên thực tế, họ không kiểm soát trước khá nhiều khoản chi trả quá nhiều xung quanh. Một trong những cách thông minh giúp doanh nghiệp định hình giá bán ổn định hơn khi tới tay người dùng là dự đoán chi phí phát sinh.
2.4. Chậm trễ thanh toán
Khách chậm chi trả tiền dù là số lượng không quá lớn nhưng cũng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất là những doanh nghiệp làm việc với nhà cung cấp. Bởi lẽ, không phải nhà cung cấp nào cũng có đủ thời gian đợi tiền thanh toán. Nếu chậm trễ có thể khiến doanh nghiệp bị mất uy tín và tương lai không có đối tác hợp tác cùng.
2.5. Quản lý thuế không đúng cách
Thuế là nghĩa vụ mà công ty phải thực hiện đúng thời hạn. Bất cứ khi nào doanh nghiệp vi phạm thời hạn đóng thuế nó cũng ảnh hưởng lớn tới công việc kinh doanh. Vì vậy kế toán cần phải cẩn trọng trong vấn đề này. Nếu CFO không rành về thuế, công ty có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia bên ngoài. Ngoài ra, thuế thay đổi đột ngột cũng ảnh hưởng đến vấn đề tài chính. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải nắm bắt nhanh để xác định được khung giá sản phẩm, dịch vụ.
3. Cách quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhỏ hiệu quả
3.1. Quản lý tài chính kế toán có hệ thống
Việc doanh nghiệp quản lý tốt tài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Cần phải theo dõi sát sao các khoản thu chi, vay, tiền lương, chi phí đầu tư… Điều cần thiết cho doanh nghiệp muốn quản lý vấn đề tài chính chi tiết hiệu quả đó chính là sử dụng phần mềm quản lý tài chính kế toán.
Hiện tại AMIS đang là phần mềm quản lý doanh nghiệp tốt và được ưa chuộng nhất trên thị trường. Phần mềm mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Cung cấp đầy đủ chức năng kế toán, quản lý cho doanh nghiệp
- CEO đem báo cáo theo thời gian thực hiện mọi lúc mọi nơi, kế toán có thể kê khai thuế ngay cả khi không ở công ty
- Các phòng ban được kết nối chặt chẽ để dễ dàng quản lý văn bản, hồ sơ
- Dữ liệu nhập xuất nhanh chóng nên thời gian nhập thủ công truyền thống giảm nhanh chóng
- Kết nối phần mềm chữ ký số, phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm quản lý bán hàng, quản lý nhà hàng giúp doanh nghiệp hợp nhất thông tin, từ hệ thống bán lẻ đến tổng công ty.
3.2. Thu chi rõ ràng
Doanh nghiệp cần ghi chép các khoản thu chi một cách cẩn thận. Ngoài ra, việc kế hoạch thu chi thực hiện rõ ràng sẽ giúp dòng tiền được quản lý chính xác và tránh tình trạng thâm hụt ngân sách. Doanh nghiệp không nên chi tiêu nhiều hơn lợi nhuận mà doanh nghiệp có được để không mắc phải các khoản nợ.
3.3. Đầu tư sinh lời
Liên tục đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp vào những dự án sinh lời sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn. Các khoản đầu tư hiệu quả với tỷ suất sinh lợi cao sẽ tạo ra dòng tiền thu về rất lớn.
3.4. Cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời
Một nhà quản lý có kinh nghiệm chắc chắn sẽ biết cách làm thế nào để cân bằng giữa lợi suất và rủi ro. Mức rủi ro lớn sẽ tạo lợi nhuận lớn, rủi ro nhỏ sẽ tạo lợi nhuận nhỏ. Mỗi người cần biết cách chấp nhận rủi ro lớn nếu muốn mang về cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận lớn.
3.5. Chú ý đến thuế
Bất cứ khoản sinh lời nào cũng đều bị đánh thuế chính vì vậy ngay từ đầu doanh nghiệp cần xem xét và tính toán kỹ các khoản đầu tư chịu ảnh hưởng của thuế.
3.6. Luôn có kế hoạch dự phòng
Có thể doanh nghiệp đưa ra phương án cực kỳ tốt thế nhưng rủi ro sẽ chẳng thể nào lường được trước. Hãy tự trang bị cho mình nhiều phương án khác nhau bằng dịch vụ bảo hiểm, quỹ dự phòng,.. Việc có thêm nhiều phương án sẽ là điều mà các nhà quản lý tài chính cần làm.
Như vậy, qua bài viết trên, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về cách làm sao để quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhỏ một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên với doanh nghiệp nhỏ, không phải lúc nào cũng đủ khả năng thực hiện điều này khi chi phí hạn chế. Họ khó lòng tìm được kế toán phù hợp, chuyên nghiệp hay không đủ chi phí dùng phần mềm.
MISA ASP là nền tảng giúp kết nối kế toán và doanh nghiệp. Thông qua nền tảng doanh nghiệp có thể tìm được kế toán dịch vụ chuyên nghiệp, giá cả phải chăng. Đồng thời, kế toán cũng sẽ tìm kiếm thêm được khách hàng để gia tăng lợi nhuận.
Hãy truy cập ngày MISA ASP để trải nghiệm dịch vụ và tìm cho mình đối tác phù hợp.