Niên độ kế toán là gì – vốn là thắc mắc của không ít người trong và ngoài ngành kế toán. Trong ngành kế – kiểm, niên độ kế toán là một thuật ngữ thường xuyên xuất hiện. Chúng phản ánh khoảng thời gian thực hiện nghiệp vụ kế toán.
Các hoạt động này là công việc thường xuyên của kế toán viên như tiếp nhận thông tin; xử lý; phân tích; lập báo cáo kế toán, tài chính cho doanh nghiệp, đơn vị tổ chức. Chúng phản ánh toàn bộ tình hình biến động tài chính, kết quả kinh doanh của tổ chức trong khoảng niên độ kế toán đang đề cập đến.
1. Thông tin cơ bản về niên độ kế toán
1.1. Khái niệm về niên độ kế toán
Một thuật ngữ khác mà kế toán viên thường xuyên gặp phải là kỳ kế toán. Vậy thực tế kỳ kế toán và niên độ kế toán có phải là một?
Theo khoản 14 điều 3 luật kế toán 2015, kỳ kế toán được định nghĩa như sau:
“Kỳ kế toán được hiểu là khoảng thời gian xác định tính từ thời điểm ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ, khóa sổ để lập báo cáo tài chính (BCTC)”.
Như vậy, về bản chất kỳ kế toán chính là một tên gọi khác của niên độ kế toán. Anh chị có thể dùng đồng thời hai thuật ngữ này mà không làm sai lệch ý nghĩa.
Niên độ kế toán và kỳ kế toán có phải là một?
1.2. Niên độ kế toán tiếng Anh
Nếu bạn là một kế toán viên làm việc trong công ty đa quốc gia, việc tiếp nhận các thuật ngữ kế toán tiếng Anh là điều vô cùng bình thường. Vậy niên độ kế toán trong tiếng Anh là gì?
Cụm từ Accounting Period chính là cách mô tả tiếng Anh của kỳ kế toán hay niên độ kế toán. Hiện nay, tùy thuộc vào từng quốc gia mà khoảng thời gian của Accounting Period có thể chênh lệch ít nhiều.
2. Các đặc điểm chính của niên độ kế toán – Kỳ kế toán
Doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam được chia thành nhiều hình thức khác nhau như công ty cổ phần, công ty TNHH, cơ quan nhà nước… Tùy từng loại hình cụ thể mà giai đoạn phát triển, thời gian tồn tại cũng như chính sách, cơ chế có sự khác biệt.
Tại các tổ chức, đơn vị thường phân chia dữ liệu kế toán thành nhiều kỳ khác nhau nối tiếp. Điều này đảm bảo khả năng tiếp nhận thông tin, xử lý dữ liệu trở nên đơn giản và mang tính thống nhất hơn.
Niên độ kế toán thường gặp nhất là 1 năm. Bởi lẽ thời điểm này trùng với thời hạn nộp báo cáo tài chính năm. Khoảng thời gian của niên độ khá linh hoạt, doanh nghiệp có thể lựa chọn theo đặc thù từng đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên cần đảm bảo thời gian theo luật kế toán hiện hành.
Ngoài ra, thời gian niên độ kỳ kế toán có thể trùng hoặc không trùng với lịch dương. Điều này có nghĩa là kỳ kế toán có thể kết thúc vào ngày trước ngày cuối cùng của năm…
3. Những yêu cầu cần có đối với niên độ kế toán tài chính
Dưới đây là 2 yêu cầu cơ bản niên độ kỳ kế toán cần đáp ứng được:
3.1. Tính nhất quán trong niên độ kế toán
Tính nhất quán thể hiện ở mục đích thiết lập niên độ kế toán. Chúng phục vụ hoạt động báo cáo và phân tích các dữ liệu tài chính, kế toán cho doanh nghiệp, tổ chức.
Kế toán viên có thể sử dụng phương pháp dồn tích. Yêu cầu bắt buộc cần phải xác định mục đích kế toán cụ thể tại thời điểm xảy ra sự kiện kinh tế.
3.2. Tính phù hợp trong kỳ kế toán
Điều này được thể hiện trong việc xác định, lập dữ liệu thông tin kế toán trong cùng một thời kỳ niên độ. Các chi phí báo cáo có thể là chi phí phát sinh; doanh thu tạo nên từ kết quả hoạt động của mức chi phí đó.
Chẳng hạn, kế toán viên thực hiện báo cáo giá vốn hàng bán cùng thời gian với doanh thu do giá vốn đó mang lại.
Như vậy, nguyên tắc phù hợp thể hiện sự đầy đủ giữa các thông tin kế toán có tính liên quan trong cùng một niên độ. Lưu ý rằng, tất cả các dữ liệu không nên được trải qua nhiều niên độ khác nhau.
4. Vai trò của niên độ kế toán đối với doanh nghiệp
Khi đã hiểu rõ khái niệm niên độ kế toán là gì, việc tiếp cận với tầm quan trọng của niên độ kế toán trở nên đơn giản hơn.
Hiện nay, niên độ kế toán chính là khoảng thời gian để tất toán các định khoản và dữ liệu tài chính khác. Thông qua các số liệu trong kỳ kế toán, quản lý, ban lãnh đạo có thể nắm bắt được thông tin tổng thể. Chúng bao gồm tình hình sử dụng vốn và tài sản; hoạt động vận hành tài chính của một tổ chức.
Niên độ kế toán mang tính thời điểm để dễ dàng hạch toán các số liệu cũng như phân biệt dữ liệu của các kỳ kế toán. Chúng được xem là dấu mốc để hoạt động tra cứu, bảo quản trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Phân loại niên độ kế toán rõ ràng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được công sức và nguồn nhân lực tìm kiếm các sổ sách, tài liệu của những kỳ kế toán trước đó.
Dữ liệu kế toán theo từng niên độ là căn cứ, cơ sở quan trọng để kế toán trưởng, ban giám đốc đưa ra chiến lược tài chính, kinh doanh phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.
5. Quy định của pháp luật Việt Nam về niên độ kế toán
5.1. Các quy định chung
Căn cứ điều 12 Luật kế toán 2015, quy định chung về niên độ kế toán được đề cập như sau:
- Niên độ kế toán năm được gọi là kỳ kế toán 12 tháng. Thời gian diễn ra theo luật được tính từ ngày 1/1 đầu năm đến hết ngày 31/12 cuối năm. Khoảng thời gian này được xác định theo lịch dương. Do đó, niên độ kế toán thường trùng với năm dương lịch.
- Hiện nay để đảm bảo tính thống nhất, các tổ chức có nghĩa vụ và quyền nên chọn thời gian niên độ là 12 tháng với quy định trên. Sau khi đã thống nhất nội bộ, doanh nghiệp cần phải gửi thông báo về kết quả cho thời gian này cho tổ chức tài chính và cơ quan thuế.
Quy định luật pháp Việt Nam về niên độ kế toán là gì?
5.2. Các quy định đặc biệt về niên độ kế toán
Đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc tổ chức có thực hiện chuyển đổi loại hình kinh doanh thì chế độ niên độ kế toán có một số quy định khác như sau:
Dành cho doanh nghiệp/ đơn vị mới thành lập
Thời gian tính niên độ đầu tiên là bắt đầu từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh (HĐKD) đến ngày 31/12 của năm đó. Ví dụ, tổ chức A nhận giấy chứng nhận HĐKD ngày 13/4/2021 thì niên độ năm đầu tiên tính từ ngày 13/4 đến 31/12/2021.
Dành cho tổ chức được hợp nhất; giải thể; phân chia…
Thời gian tính niên độ năm được bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm đến ngày cuối cùng trước ngày diễn ra sự sáp nhập hoặc hợp nhất của cùng năm đó. Ví dụ, công ty A giải thể ngày 10/9/2021 thì niên độ năm cuối cùng được tính từ ngày 1/1/2021 đến ngày 9/9/2021.
6. Phân loại kỳ kế toán theo Luật kế toán mới nhất
Đầu tiên, kế toán viên cần hiểu khái niệm năm tài chính là gì? Theo quy ước, thời gian kết thúc của năm tài chính không phải là ngày 31/12 hàng năm mà thường kéo dài sang năm sau. Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, kỳ kế toán năm kéo dài 52 tuần nhưng thực tế có nhiều công ty chọn 53 tuần để dễ theo dõi và hạch toán báo cáo tài chính.
Tổ chức dịch vụ doanh thu nội bộ IRS quy định đơn vị nộp thuế có thể chọn năm dương lịch hoặc năm tài chính. Chẳng hạn, năm tài chính có thể bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
Doanh nghiệp có thể chọn lựa việc phân chia niên độ kế toán theo quý, tháng hoặc năm để tiện cho việc chuyển bị dữ liệu hoạch toán BCTC theo năm tài chính.
Dưới đây là các loại kỳ kế toán (niên độ kế toán) được quy định theo luật kế toán:
- Niên độ kế toán năm: Tổng thời gian 12 tháng từ ngày 1/1 đến ngày 21/12 cuối năm.
- Niên độ kế toán quý: Thời gian kéo dài 3 tháng từ ngày đầu tiên của tháng thứ nhất đến ngày cuối cùng của tháng thứ 3.
- Niên độ kế toán theo tháng: Tính từ ngày đầu đến ngày cuối cùng của tháng đó.
- Niên độ kế toán đầu tiên tính từ ngày được cấp phép hoạt động đến ngày cuối cùng của năm đó (Xem chi tiết tại mục 5).
- Niên độ kế toán cuối cùng: Tính từ ngày đầu tiên của năm đến ngày cuối cùng trước ngày doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc giải thể.
Như vậy, niên độ kế toán còn được gọi với tên thông dụng là kỳ kế toán. Đây là thuật ngữ quan trọng mà bất kỳ kế toán viên nào cũng cần hiểu và nắm rõ. Hy vọng các thông tin từ bài viết này đã giúp anh chị hiểu hơn về nguyên tắc, yêu cầu, các loại niên độ kế toán là gì cùng quy định luật kế toán hiện hành.
Đối với các doanh nghiệp, việc tìm kế toán có tay nghề cứng, nhiều kinh nghiệm không phải nhất. Nhất là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hay siêu nhỏ, tình hình tài chính còn chưa mạnh. Chính vì vậy, việc thuê kế toán dịch vụ ngoài là điều mà các doanh nghiệp này thường áp dụng để giảm thiểu chi phí.
Để giải quyết bài toán trên, MISA ASP đã ra mắt để kết nối giữa doanh nghiệp với kế toán dịch vụ và tổ chức cung cấp đơn vị kế toán. Với kế toán dịch vụ, MISA ASP có thể giúp anh/chị tiếp cận với nhiều khách hàng doanh nghiệp để tăng doanh thu. Đồng thời, MISA ASP cũng sẽ là cầu nối để hỗ trợ, doanh nghiệp có thể tìm được kế toán chất lượng, chuyên nghiệp mà giá cả phải chăng.