5 Điểm mới đáng chú ý nhất tại Thông tư 68/2019/TT-BTC

Kiến thức
262 lượt xem

Ngày 30/9/2019 vừa qua, Bộ Tài Chính đã chính thức ban hành Thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Thông tư số 68/2019/TT-BTC bao gồm: 5 Chương, 27 Điều và 02 Phụ lục (Phụ lục 1: gồm 05 mẫu hiển thị của hóa đơn điện tử và Phụ lục 2: Mẫu Bảng tổng hợp  dữ liệu hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế)

Bên cạnh việc kế thừa những quy định hợp lý từ Nghị định 119/2018/NĐ-CP, thông tư 68/2019/TT-BTC đã đưa ra một số quy định và hướng dẫn nhằm làm rõ một số khái niệm tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và thực tế triển khai áp dụng hóa đơn điện tử. Trong đó, có một số điều doanh nghiệp cần chú ý như sau:

1. Quy định mới nhất về thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử

Một trong những vấn đề được doanh nghiệp và kế toán quan tâm hàng đầu tại Thông tư này chính là quy định về thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử và hiệu lực thi hành của Thông tư.

Khoản 3 và 4 Điều 26, Thông tư  68/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính đã quy định:

Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Như vậy, từ thời điểm trên, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử và thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện.

2. Nội dung hóa đơn điện tử

Tại Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC, nội dung hóa đơn điện tử có một số thay đổi:

  • Sửa đổi về ký hiệu mẫu và ký hiệu hóa đơn
  • Thời điểm lập Hóa đơn điện tử được hướng dẫn xác định cụ thể hơn nhưng vẫn phù hợp với quy định từng trường hợp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Điều 7, Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Điều 4 của Thông tư  68/2019/TT-BTC
  • Thông tư cũng quy định rõ ràng về việc hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký của người mua trong từng trường hợp và lĩnh vực cụ thể

3. Định dạng hóa đơn điện tử

Thông tư 68/2019/TT-BTC đã quy định cụ thể hơn về định dạng của hóa đơn điện tử, theo đó:

Định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hoá đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.

Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu:

  • Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS
    VPN Layer 3
  • Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã
    hóa làm phương thức để kết nối.
  • Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu

4. Điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

Mở rộng đối tượng là tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử: Tổ chức cung cấp dịch vụ truyền, nhận dữ liệu hóa đơn điện tử, Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

Để trở thành tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, các đơn vị phải đáp ứng các điều kiện cụ thể hơn về chủ thể, nhân sự và kỹ thuật so với quy định tại Khoản 1, Điều 32 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

5. Xử lý chuyển tiếp hóa đơn điện tử

Từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, các đơn vị vẫn có thể áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành 2 Nghị định trên nếu cơ quan thuế chưa có thông báo.

Kể từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử, nếu phát hiện hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót.

Tải miễn phí Thông tư 68/2019/TT-BTC đầy đủ tại:  Thong tu 68/2019/TT-BTC

Việc tìm kiếm, sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói hoặc riêng lẻ theo nhu cầu của doanh nghiệp thay thế và bổ trợ cho kế toán nội bộ là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm.

Nền tảng kế toán dịch vụ ASP

Nền tảng kế toán dịch vụ ASP.MISA.VN giúp kết nối Doanh nghiệp với các cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc. ASP.MISA.VN cung cấp các công cụ làm việc hữu ích giúp Kế toán dịch vụ nâng cao năng suất làm việc. Đồng thời, giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt các số liệu về tình hình tài chính kế toán mọi lúc mọi nơi.

Trên nền tảng, Doanh nghiệp dễ dàng kết nối với đội ngũ dịch vụ kế toán có trình độ chuyên môn cao, tiếp cận nhiều trường hợp, nắm bắt luật thuế nhanh chóng nên có thể giải quyết mọi vấn đề phát sinh một cách thuận lợi và chuyên nghiệp. Dịch vụ kế toán chịu trách nhiệm về việc sai sót liên quan đến công việc đảm nhận như hóa đơn, chứng từ,… và các nghiệp vụ phát sinh khác.

Bên cạnh đó, với kinh nghiệm lâu năm, dịch vụ kế toán có khả năng xử lý các nghiệp vụ khó nhanh hơn, đây là điều mà không phải nhân viên kế toán riêng của DN có thể đáp ứng. Mời Doanh nghiệp trải nghiệm ngay nền tảng kết nối kế toán dịch vụ ASP tại website: https://asp.misa.vn/

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp các Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh tìm kiếm các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Nơi làm việc của bạn? *
Nội dung cần tư vấn
Chi tiết
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess