Năm 2025 là giai đoạn có nhiều điều chỉnh chính sách liên quan đến tài chính và miễn thuế hộ kinh doanh nhằm hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế. Vì vậy, việc cập nhật kịp thời các chính sách ưu đãi về thuế sẽ giúp hộ kinh doanh tránh được các rủi ro không đáng có, đồng thời tận dụng đúng các cơ hội giảm gánh nặng chi phí trong quá trình hoạt động. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp và cung cấp các thông tin chính xác, chi tiết, đầy đủ nhất về những vấn đề này.
1. Những chính sách nổi bật cần lưu ý đối với hộ kinh doanh năm 2025
1.1. Chủ hộ kinh doanh nợ thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 01/01/2026
Theo khoản 9 Điều 6 Luật số 56/2024/QH15, kể từ ngày 01/01/2026, cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nằm trong diện bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế. Quy định này cũng áp dụng đối với cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài, hoặc cá nhân chuẩn bị xuất cảnh để định cư, nếu thuộc trường hợp có số nợ thuế vượt ngưỡng do Chính phủ quy định. Trước khi áp dụng biện pháp tạm hoãn, cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm thông báo cho người nộp thuế.
1.2. Sàn thương mại điện tử phải nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh từ ngày 01/04/2025
Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 6 Luật số 56/2024/QH15, bổ sung khoản 4a sau khoản 4 Điều 6, quy định từ ngày 01/04/2025, các tổ chức là đơn vị quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nền tảng số có chức năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài), cùng các tổ chức hoạt động kinh tế số theo quy định của Chính phủ, có trách nhiệm thực hiện khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang hoạt động trên các nền tảng đó. Riêng trường hợp các hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bị khấu trừ và nộp thay, sẽ phải tự thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế theo quy định.
1.3. Hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền kể từ ngày 01/06/2025
Theo khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, từ ngày 01/06/2025, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 01 tỷ đồng/năm trở lên và hoạt động trong các lĩnh vực bán lẻ, ăn uống, khách sạn, vận tải, dịch vụ giải trí… sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối và truyền dữ liệu đến cơ quan thuế.
1.4. Bỏ phương pháp khoán thuế đối với hộ kinh doanh có doanh thu lớn từ ngày 01/06/2025
Việc áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đối với hộ kinh doanh có doanh thu lớn đồng nghĩa với việc chấm dứt áp dụng phương pháp khoán thuế cho nhóm đối tượng này kể từ ngày 01/06/2025. Đồng thời, theo Nghị quyết 198/2025/QH15 do Quốc hội ban hành ngày 17/5/2025, phương pháp khoán thuế sẽ chấm dứt hoàn toàn từ ngày 01/01/2026. Kể từ thời điểm đó, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định chung của Luật Quản lý thuế.
1.5. Thay đổi quy định về mã số thuế từ ngày 01/07/2025
Theo khoản 2 Điều 38 Thông tư 86/2024/TT-BTC, mã số thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được sử dụng đến hết ngày 30/06/2025. Từ ngày 01/07/2025, số định danh cá nhân sẽ thay thế mã số thuế trong toàn bộ hoạt động liên quan đến quản lý thuế, áp dụng cho cả người nộp thuế và các cơ quan có liên quan.
1.6. Hóa đơn dưới 20 triệu đồng vẫn phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để khấu trừ thuế GTGT từ 01/07/2025
Tại điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024, quy định điều kiện bắt buộc để khấu trừ thuế GTGT đầu vào là phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm cả các giao dịch có giá trị dưới 20 triệu đồng. Một số trường hợp ngoại lệ sẽ do Chính phủ quy định cụ thể. Điều này đánh dấu sự thay đổi so với quy định hiện hành, vốn cho phép khấu trừ thuế đối với hóa đơn dưới 20 triệu đồng mà không cần chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
> ĐỌC THÊM: Hộ kinh doanh doanh thu dưới 1 tỷ đồng nộp thuế như thế nào theo quy định hiện hành?
>> ĐỌC THÊM: Cập nhật quy định về cấp hóa đơn điện tử từng lần phát sinh: Những điểm mới liên quan đến hộ kinh doanh
2. Hộ kinh doanh và xu hướng chuyển đổi sang doanh nghiệp – tại sao không?
Những thay đổi lớn trong chính sách quản lý thuế – từ việc bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đến chấm dứt áp dụng phương pháp khoán thuế và sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế – cho thấy định hướng quản lý ngày càng tiệm cận với tiêu chuẩn áp dụng cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, mô hình hộ kinh doanh đang dần bộc lộ những giới hạn về pháp lý, tài chính và năng lực mở rộng.
- Chuyển đổi sang doanh nghiệp – lựa chọn chiến lược hơn là bắt buộc: Việc chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp không còn mang tính hình thức mà đang trở thành yêu cầu thực tiễn đối với những đơn vị có hoạt động ổn định, quy mô phát triển và mong muốn mở rộng. Doanh nghiệp được quyền khấu trừ thuế đầu vào, xuất hóa đơn linh hoạt, dễ dàng tiếp cận vốn vay và tham gia đấu thầu các dự án – những lợi thế mà hộ kinh doanh không có.
- Chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngày càng rõ ràng: Theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng một số ưu đãi về tư vấn, miễn lệ phí môn bài, hỗ trợ thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kế toán – thuế trong thời gian đầu. Đây là tín hiệu tích cực, tạo điều kiện để hộ kinh doanh chuyển đổi với chi phí thấp và ít rủi ro.
- Xu hướng quản lý minh bạch – tạo áp lực chuyển đổi: Việc yêu cầu kết nối dữ liệu hóa đơn theo thời gian thực với cơ quan thuế, loại bỏ hình thức thuế khoán, cùng với nghĩa vụ thuế ngày càng cụ thể hóa khiến cho việc duy trì mô hình hộ kinh doanh trở nên khó khăn nếu không thay đổi tư duy quản trị. Trong khi đó, mô hình doanh nghiệp lại cho phép tối ưu các công cụ quản lý tài chính – kế toán một cách chuyên nghiệp, đặc biệt khi kết hợp với phần mềm và dịch vụ hỗ trợ từ bên ngoài.
Từ áp lực thành động lực:
Không ít hộ kinh doanh từng e ngại chuyển đổi vì lo ngại thủ tục, chi phí và nghĩa vụ phát sinh. Tuy nhiên, với xu hướng số hóa và quy định pháp luật ngày càng chặt chẽ, việc tiếp tục duy trì mô hình hộ sẽ đối mặt với nhiều giới hạn hơn là lợi thế. Vì vậy, chuyển đổi sang doanh nghiệp không chỉ là tuân thủ xu hướng chính sách mà còn là bước đi chủ động để phát triển bền vững, minh bạch và chuyên nghiệp.
Combo MISA ASP STARTUP BOOST là bộ công cụ khởi nghiệp “all-in-one” dành cho doanh nghiệp mới và hộ kinh doanh đang chuyển đổi mô hình. Với các tính năng tích hợp như kế toán, thuế, bảo hiểm xã hội, hóa đơn điện tử…, giải pháp giúp chuẩn hóa ngay từ đầu các quy trình tài chính – pháp lý trên một nền tảng duy nhất.
Thay vì phải tìm kiếm từng phần mềm riêng lẻ hay loay hoay xử lý nghiệp vụ thủ công, anh/chị sẽ được hướng dẫn bài bản, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian – chi phí đáng kể. Hãy nhanh tay đăng ký sớm để nhận ngay ưu đãi đặc biệt và được hỗ trợ trực tiếp bởi đội ngũ đối tác chuyên nghiệp từ MISA ASP trong suốt quá trình triển khai.

Tạm kết:
Những chính sách liên quan đến miễn thuế hộ kinh doanh cũng như thay đổi mã số thuế năm 2025 là cơ hội để từng cá nhân, hộ gia đình nâng cao hiệu quả hoạt động, tận dụng tối đa các hỗ trợ từ Nhà nước. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp qua bài viết sẽ đem lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.