Kiểm toán nội bộ ngân hàng, kỹ năng mà kiểm toán nội bộ ngân hàng cần có

Hạch toán & Khai thuế
1164 lượt xem

Kiểm toán nội bộ ngân hàng đóng vai trò quan trọng và đảm nhận nhiều công việc quan trọng. Vị trí này cũng đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe cả về bằng cấp, kinh nghiệm lẫn kiến thức trong nghề. Bài viết dưới đây sẽ đề cập một cách tổng quan, chính xác nhất về kiểm toán nội bộ ngân hàng.

1. Công việc của kiểm toán nội bộ ngân hàng

Kiểm toán nội bộ ngân hàng sẽ có một số công việc như:

  • Kiểm tra giám sát sự tuân thủ của một số công việc, mảng nghiệp vụ theo cơ chế, chính sách quy định hiện hành của Nhà nước.
  • Giám sát từ xa một số công việc, nghiệp vụ của đơn vị thông qua kiểm tra số liệu trên một hệ thống độc lập.
  • Thực hiện đánh giá nội bộ một số công việc, mảng nghiệp vụ, chất lượng công việc nghiệp vụ của các đơn vị, phòng ban và theo dõi tiến độ thẩm tra, khắc phục.
  • Theo dõi, lập báo cáo khắc phục theo kiến nghị của Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ ngân hàng
Kiểm toán nội bộ ngân hàng có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, tổ chức.

2. Mức lương cho Kiểm Toán Nội Bộ Ngân Hàng

Tùy thuộc vào khu vực, công ty mà kiểm toán ngân hàng sẽ có mức lương khác nhau. Chưa kể đến người mới ra trường, kinh nghiệm lâu năm hay mức quản lý cũng sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên nhìn chung, mức lương của kiểm toán nội bộ ngân hàng như sau:

  • Lương trung bình: 10 triệu đồng/tháng
  • Mức lương phổ biến từ khi mới ra trường đến sau một vài năm kinh nghiệm từ 7 triệu đồng đến trên 15 triệu đồng mỗi tháng.
  • Kinh nghiệm làm việc với mức lương này giao động từ 1 đến 5 năm.

Ngoài ra, nhiều yếu tố khác sẽ tác động đến lương của kiểm toán nội bộ ngân hàng. Tuy quy định trong bảng lương công chức ngành ngân hàng, kiểm soát viên cao cấp sẽ có mức lương ở hệ số lương cao nhất là 8.0.

Ngoài ra, Thông tư 2/2019/TT-NHNN quy định công chức ngạch kiểm soát viên ngân hàng phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm. Cụ thể:

  • Ngạch kiểm soát viên: Kinh nghiệm công tác 2 năm trở lên tại ngân hàng, tối thiểu 1 năm có các hoạt động về kiểm soát, kiểm toán tại Ngân hàng nhà nước.
  • Ngạch kiểm soát viên chính: Thời gian giữ ngạch kiểm soát hoặc vị trí tương đương yêu cầu là từ 9 năm trở lên không tính khoảng thời gian làm tập sự hay thử việc. Thời gian giữ ngạch kiểm soát viên tối thiểu là 1 năm.
  • Ngạch kiểm soát viên cao cấp: Kinh nghiệm vị trí tương đương hoặc kiểm soát viên chính yêu cầu có tối thiểu 6 năm. Trong thời gian giữ ngạch kiểm soát viên chính ít nhất là đủ 12 tháng.
Công việc của kế toán nội bộ ngân hàng.
Công việc của kế toán nội bộ ngân hàng.

3. Kiến thức, kinh nghiệm kế toán nội bộ ngân hàng cần có

  • Cần hiểu về ngân hàng bán buôn: Các vấn đề như thị trường tài chính doanh nghiệp, môi giới, tư vấn, vốn nợ, vốn cổ động… tất cả đều có liên quan tới việc huy động tài chính và xem cách nào sẽ sử dụng tốt nhất.
  • Hiểu biết và kinh nghiệm làm việc ngân hàng bán lẻ: Cần rõ cách làm việc khi tư nhân hay doanh nghiệp cho vay, nhận tiền gửi cùng với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoạt động.
  • Đánh giá rủi ro: Biết cách phân tích số liệu để nhận diện những rủi ro mà ngân hàng có khả năng có thể gặp phải. Từ đó có cách phòng tránh, giải quyết.
  • Chuyên môn: Tốt nghiệp các chuyên ngành như tài chính, ngân hàng, kế toán, kinh tế, ngoại thương, quản trị kinh doanh.
  • Kỹ năng: Khả năng phân tích cả về rủi ro lẫn vấn đề phương diện tài chính.
  • Kỹ năng nói, viết và giao tiếp, kế toán nội bộ ngân hàng cần có kỹ năng giao tiếp rõ ràng, súc tích để giải thích cho ngườ khác hiểu.
  • Ngoài ra, nhân viên kiểm toán nội bộ ngân hàng cần trung thực và chuyên nghiệp. Đây là kỹ năng mà bất cứ ngành nghề nào cũng phải cần.

4. Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ ngân hàng

Điều 17 của Thông tư 44/2011/TT-NHNN đã quy định về kiểm toán nội bộ tại tổ chức tín dụng, nội dung cụ thể:

Phương pháp định hướng theo rủi ro là phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán trước những quy trình, đơn vị, bộ phận được cho là có mức độ rủi ro cao.

Kiểm toán nội bộ phải phân tích, xác định, đánh giá rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng hoạt động của chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng. Ngoài ra, hồ sơ rủi ro sẽ bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác động có thể xảy đến với những hoạt động của tổ chức tín dụng. Dựa trên các đánh giá về khả năng, tác động xảy ra rủi ro thì từng rủi ro sẽ được phân loại thành rủ ro có mức độ cao, trung bình hay thấp. Việc đánh giá rủi ro này thông thường sẽ phải thực hiện tí nhất mỗi năm 1 lần.

Trưởng kiểm toán nội bộ sẽ căn cứ vào đánh giá rủi ro để làm việc với Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, tổng giám đốc hội động thành viên trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm. Các hoạt động rủi ro theo đó sẽ được xếp hạng theo trình tự cao đến hấ rong đó sẽ ưu tiên nhiều nguồn lực cho những hoạt động rủi ro cao nhất để kiểm toán. Những hoạt động này cũng sẽ được ưu tiên thời gian và được kiểm toán thường xuyên hơn rủi ro thấp.

Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi do và được thay đổi, cập nhậy hay điều chỉnh sao cho phù hợp với các thay đổi hoạt động, diễn biến của chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng và sự thay đổi của các rủi ro đi kèm theo.

MISA ASP là nền tảng kết nối giữa doanh nghiệp và kế toán dịch vụ, đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Tham gia nền tảng, quý khách hàng sẽ có cơ hội sử dụng miễn phí phần mềm kế toán AMIS, tìm được đối tác thích hợp để nâng cao khách hàng, gia tăng thu nhập.

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp các Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh tìm kiếm các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Nơi làm việc của bạn? *
Nội dung cần tư vấn
Chi tiết
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess