Làm thế nào để khoản chi tiếp khách được tính là chi phí hợp lý

Hạch toán & Khai thuế
1637 lượt xem

Chi phí tiếp khách là một trong những chi phí mà các doanh nghiệp luôn phải tính toán. Vậy quy định về các khoản chi phí tiếp khách như thế nào? Làm thế nào khoản chi tiếp khách được tính là chi phí hợp lý? Một số vấn đề có liên quan đến thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc có liên quan đến các khoản chi phí đó.

Quy định về các khoản chi phí tiếp khách

Khoản chi tiếp khách được đề cập chính thức trong văn bản pháp luật tại Điêm 2.19 Khoản 2 Điều 6 của Thông tư 123/2012/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 10/9/2012). Theo đó, mức chi cho khoản chi này và các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bị khống chế tương ứng với thời hạn hoạt động như sau:

  • Doanh nghiệp thành lập mới được chi không quá 15% tổng số chi được trừ trong ba năm đầu
  • Doanh nghiệp đã thành lập từ 03 năm trở lên được chi không quá 10% tổng số chi được trừ
  • Phần chi vượt quá mức này khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Đến Thông tư 78/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 02/8/2014), mức khống chế nêu trên đối với mọi doanh nghiệp là 15% tổng số chi được trừ, không phân biệt sô năm hoạt động.

Nay, Khoản 2 Điều 14 của Thông tư 96/2015/TT-BTC đã bãi bỏ quy định tại Điểm 2.21 Khoản 2 Điều 6 của Thông tư 78 nêu trên.

Điều đó có nghĩa là, kể từ ngày 06/8/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2015 trở đi, doanh nghiệp không phải chịu khống chế đối với khoản chi này nữa và vẫn được tính chi phí hợp lý nếu bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.

chi tiếp khách được tính là chi phí hợp lý

Làm thế nào các khoản chi phí tiếp khách thành chi phí hợp lý?

Để các khoản chi phí tiếp khách thành chi phí hợp, cần đảm bảo những điều kiện sau:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
  • Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Vận dụng trên thực tế, khoản chi tiếp khách nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có hồ sơ, chứng từ hợp lý, có thể là:

  • Bill thanh toán + oder đi kèm (dưới dạng không có hợp đồng kinh tế hoặc phiếu đặt dịch vụ) hoặc Bảng kê chi tiết món ăn
  • Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thông thường
  • Phiếu xác nhận dịch vụ (booking), hoặc hợp đồng kinh tế nếu khách đặt trước
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Phiếu thu tiền nếu thanh toán ngay tiền mặt, cà thẻ (khách đưa thẻ quẹt qua khe đọc thẻ, nhập mã số cá nhân và số tiền cần thanh toán, máy sẽ in ra hóa đơn và khách hàng ký vào, hoàn tất quy trình thanh toán)
Vì vậy, khi chi tiếp khách, việc lưu giữ các chứng từ nêu trên là cần thiết nhằm phục vụ cho quá trình khai, nộp thuế về sau.

Một số vấn đề có liên quan đến thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân

Theo Khoản 10 Điều 1 của Thông tư 26/2015/TT-BTC một số quy định về điều kiện được tính chi phí hợp lý cụ thể như sau:

– Phải có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam

– Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá từ hai mươi triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

– Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày và có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Do đó, khoản chi tiếp khách được tính chi phí hợp lý chưa hẳn đã đủ điều kiện để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Doanh nghiệp cần lưu ý trong khi thực chi cũng như quản lý chứng từ của các khoản chi.

Ngoài ra, một tình huống cũng thường phát sinh trên thực tế là doanh nghiệp giao khoán một khoản tiền nhất định để nhân viên chi tiếp khách. Điều này thường gặp ở các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ như du lịch, bảo hiểm, … và thường được cộng trực tiếp vào lương tháng của nhân viên như một khoản tiền hỗ trợ.

Vì vậy, nó được xem là một khoản thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động. Về phần doanh nghiệp, doanh nghiệp được tính chi phí được trừ đối với khoản này nếu đã trả thực tế cho người lao động và có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật (chẳng hạn như phiếu chi lương có chữ ký của người lao động).

Đối với các Doanh nghiệp mới thành lập, Doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, việc xây dựng bộ phận kế toán chuyên nghiệp, có trình độ cao và kinh nghiệm để thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục pháp lý với Cơ quan Thuế, báo cáo Thuế, xử lý hóa đơn chứng từ hợp lệ – hợp pháp, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán,… thường khá là khó khăn, thậm chí nằm ngoài khả năng chi trả trong định mức cho phép của doanh nghiệp. Việc tìm kiếm, sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói hoặc riêng lẻ theo nhu cầu của doanh nghiệp thay thế và bổ trợ cho kế toán nội bộ là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm.

Nền tảng kế toán dịch vụ ASP

APP ASP.MISA.VN giúp kết nối Doanh nghiệp với các cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc. ASP.MISA.VN cung cấp các công cụ làm việc hữu ích giúp Kế toán dịch vụ nâng cao năng suất làm việc. Đồng thời, giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt các số liệu về tình hình tài chính kế toán mọi lúc mọi nơi.

Trên nền tảng, Doanh nghiệp dễ dàng kết nối với đội ngũ dịch vụ kế toán có trình độ chuyên môn cao, tiếp cận nhiều trường hợp, nắm bắt luật thuế nhanh chóng nên có thể giải quyết mọi vấn đề phát sinh một cách thuận lợi và chuyên nghiệp. Dịch vụ kế toán chịu trách nhiệm về việc sai sót liên quan đến công việc đảm nhận như hóa đơn, chứng từ,… và các nghiệp vụ phát sinh khác.

Bên cạnh đó, với kinh nghiệm lâu năm, dịch vụ kế toán có khả năng xử lý các nghiệp vụ khó nhanh hơn, đây là điều mà không phải nhân viên kế toán riêng của DN có thể đáp ứng. Mời Doanh nghiệp trải nghiệm ngay nền tảng kết nối kế toán dịch vụ ASP tại website: https://asp.misa.vn/

Bài viết chọn lọc

Xem nhiều nhất

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp kết nối Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh với các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Bạn là ai ?
Nội dung cần tư vấn
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess