Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì? Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ

Dành cho khách hàng
0 lượt xem

Doanh nghiệp siêu nhỏ (tiếng anh là: Micro enterprises hoặc Micro Business) là loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhất trong các quy mô doanh nghiệp với số lượng nhân viên gồm vài người, và có nguồn vốn, doanh thu hạn chế. Để xác định doanh nghiệp có phải là doanh nghiệp siêu nhỏ hay không? sẽ dựa trên số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hôi, tổng doanh thu 1 năm và tổng nguồn vốn.

1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ

Theo khoản 1 điều 5 nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ như sau:

“1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.”

Như vậy doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp siêu nhỏ khi đáp ứng 3 điều kiện sau:

  • Không quá 10 người tham gia bảo hiệm xã hội trong năm.
  • Có tổng doanh thu 1 năm không quá 3 tỷ đồng (với doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng); không quá 10 tỷ đồng (với doanh nghiệp lĩnh vực thương mại và dịch vụ).
  • Có tổng nguồn vốn 1 năm không quá 3 tỷ đồng.

tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ

1.1. Xác định hoạt động lĩnh vực của doanh nghiệp siêu nhỏ như thế nào?

Tại điều 6 nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn cách xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp như sau:

“Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào ngành, nghề kinh doanh chính mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.”

1.2. Xác định số lượng lao động sử dụng tham gia bảo hiểm xã hội bình quân của năm như thế nào?

Tại điều 7 nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn cách xác định số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân của năm như sau:

“1. Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tất cả các tháng trong năm trước liền kề chia cho 12 tháng.

Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tháng được xác định tại thời điểm cuối tháng và căn cứ trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của tháng đó mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.”

1.3. Xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ như thế nào?

Điều 8 nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định cách xác định nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

“1. Tổng nguồn vốn của năm được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Tổng nguồn vốn của năm được xác định tại thời điểm cuối năm.

2. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.”

1.4. Xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ như thế nào?

Điều 9 nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định cách xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ như sau:

“1. Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

2. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 8 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.”

2. Doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ có khác nhau không?

Tại khoản 2 điều 5 nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết các điều kiện và tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ như sau:

“Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, hai loại hình doanh nghiệp này khác nhau từ về số lượng người lao động, doanh thu và vốn điều lệ.

3. Một vài câu hỏi về doanh nghiệp siêu nhỏ

Câu 1: Doanh nghiệp siêu nhỏ có cần kế toán trưởng không?

Trả lời: Doanh nghiệp siêu nhỏ không cần kế toán trưởng bởi vì theo quy định của luật kế toán 2015 thì doanh nghiệp siêu nhỏ có thể bố trí kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán.

Câu 2: Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN như thế nào?

Trả lời: Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa thay vì tính theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế. Điều này được quy định chi tiết tại điều 3 Thông tư 132/2018/TT-BTC:

“Áp dụng chế độ kế toán

  1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư này.
  2. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương III Thông tư này hoặc có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư này.
  3. Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
  4. Doanh nghiệp siêu nhỏ phải áp dụng chế độ kế toán nhất quán trong một năm tài chính. Việc thay đổi chế độ kế toán áp dụng chỉ được thực hiện tại thời điểm đầu năm tài chính kế tiếp.”

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp các Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh tìm kiếm các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Nơi làm việc của bạn? *
Nội dung cần tư vấn
Chi tiết
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
Liên hệ hỗ trợ
0979.409.132
call
zalo mess