Rủi ro trong kiểm toán là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên vì một số nguyên do, rủi ro này vẫn xảy ra. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu về khái niệm, đặc trưng cũng như cách xử lý và phát hiện khi xảy ra rủi ro kiểm toán.
1. Rủi ro kiểm toán là gì?
Trong tiếng Anh, rủi ro kiểm toán là Audit risk (AR). Hiểu đơn giản, rủi ro kiểm toán là rủi ro trong trường hợp báo cáo tài chính đã được kiểm toán có những sai sót, công ty kiểm toán và kiểm toán viên đưa ra những ý kiến nhận xét không thích hợp. (VAS 400). Về bản chất, kiểm toán sẽ được xét trong mối quan hệ với kế hoạch kiểm toán, lựa chọn phép thử và lấy mẫu kiểm toán. Vì vậy, nguyên nhân xảy ra rủi ro kiểm toán là chi phí cũng như quản lí kiểm toán.
2. Các уếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kiểm ѕoát
- Cường độ và khối lượng giao dịch mạnh hay yếu, nhiều hay ít
- Tính chất phức tạp hay mới mẻ của các loại giao dịch
- Chất lượng và số lượng của hệ thống nhân lực tham gia kiểm soát trong doanh nghiệp
- Tiếp hợp lí, hiệu lực và hiệu quả của các thủ tục kiểm toán cũng như trình tự kiểm soát trong doanh nghiệp
- Tính thích hợp, khoa học và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ như: Bố trí sử dụng tối ưu các phương tiện, sắp xếp phân công đúng người đúng việc, thiết bị kết hợp với con người trong quá trình kiểm soát…
3. Thành phần của rủi ro kiểm toán
3.1. Rủi ro tiềm tàng (Inherent risk – IR)
Rủi ro tiềm tàng còn được gọi là rủi ro cố hữu là sự tồn tại sai sót trọng yếu trong bản thân đối tượng kiểm toán (tức là tồn tại ngay trong chức năng hoạt động và môi trường quản lý của doanh nghiệp). Bất kể doanh nghiệp có tiến hành kiểm toán hay không thì rủi ro tiềm tàng vẫn độc lập. Loại rủi ro này thường có nguồn gốc là thay đổi công nghệ, do nguồn cung cấp hay hoạt động của đối tượng cạnh tranh, tình hình kinh tế, điều kiện xã hội có phát triển ổn định, điều kiện về pháp luật, chính trị nhiều thay đổi không.
3.2. Rủi ro kiểm soát (Control risk – CR)
Là sự tồn tại sai sót trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Rủi ro này thường có nguồn gốc từ việc nhân viên kém năng động vì từng làm việc quá lâu, hoạt động kinh doanh về chức năng, nhiệm vụ, lỏng lẻo trong việc sử dụng cũng như quản lí các quỹ, mức độ phức tạp của nghiệp vụ kinh tế.
3.3. Rủi ro phát hiện (Detection risk – DR)
Là sự tồn tại sai sót trọng yếu mà hệ thống kiểm toán hay chuyên gia kiểm toán không phát hiện được. Nguồn gốc của loại rủi ro này là do kiểm toán viên không hiểu rõ bản chất của vấn đề, không có phương pháp kiểm toán thích hợp.
3 loại rủi ro kiểm toán trên có công thức tính như sau
AR = IR × CR × DR
Trong đó:
AR: rủi ro kiểm toán
IR: rủi ro tiềm tàng
CR: rủi ro kiểm soát
DR: rủi ro phát hiện
4. Đánh giá rủi ro kiểm ѕoát
Hiểu một cách khác, đánh giá rủi ro kiểm soát là việc đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của hệ thống kiểm toán nội bộ, hệ thống kế toán trong doanh nghiệp có đủ khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý những sai sót, gian lận kịp thời trong doanh nghiệp. Đối với một số trường hợp sau, kiểm soát viên có thể đánh giá rủi ro kiểm soát là cao với cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính:
- Hệ thống kế toán ᴠa hệ thống kiểm ѕoát nội bộ không đầу đủ ᴠà không hiệu quả.
- KTV không có được đầу đủ cơ ѕở để đánh giá ѕự thích hợp, đầу đủ ᴠà hiệu quả của hệ thống kế toán ᴠà hệ thống kiểm ѕoát nội bộ doanh nghiệp.
Ngoài ra, kiểm toán viên có đầy đủ kế hoạch, điều kiện để thử nghiệm kiểm toán nhằm khẳng định được việc đánh giá rủi ro của mình. Kiểm toán viên có đủ cơ sở cũng như bằng chứng để kết luận rằng, hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp là hiệu quả và có hiệu lực. Nghĩa là, hệ thống này có thể xử lý kịp thời các sai sót, gian lận trọng yếu của doanh nghiệp.
5. Ý nghĩa nghiên cứu rủi ro kiểm ѕoát
- Xác định được vi phạm kiểm toán cần thiết với những sai sót trọng yếu có thể tồn tại trong báo cáo tài chính
- Xem xét những nhân tố có khả năng gây ra những sai phạm trọng yếu
- Xác định, lựa chọn ᴠà хâу dựng được thủ tục kiểm toán cơ bản thích hợp ᴠề phạm ᴠi, quy mô ᴠà thời gian ᴠận dụng các thủ tục kiểm toán.
Đối với các doanh nghiệp việc quản lý tài chính là điều cực kỳ cần thiết để tránh sai sót cũng như các sự cố khi kiểm toán. Hiện tại, để quản lý được tình hình tài chính hợp lí, chuyên nghiệp, thay vì chờ đợi con số tổng hợp từ kế toán, doanh nghiệp thường sử dụng phần mềm kế toán như MISA AMIS để được hỗ trợ tối ưu:
- Giám đốc kiểm soát tức thì: Doanh thu, chi phí, lãi lỗ, công nợ, tồn kho … thông qua hệ thống biểu đồ đa dạng, đầy đủ.
- Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
- Tức thời nắm bắt được tình hình hiện tại và so sánh được với cùng kỳ của một hay nhiều năm trước.
Để có cơ hội được tăng 1 năm tài chính miễn phí khi sử dụng MISA AMIS, anh/chị kế toán có thể đăng ký tham gia nền tảng MISA ASP: