Khi đăng ký kinh doanh, mỗi người sẽ tùy thuộc vào nhu cầu mà đăng ký làm hộ kinh doanh hay thành lập công ty. Mỗi hình thức sẽ có đặc điểm khác nhau phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng. Chính vì vậy anh/chị cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn hình thức đăng ký. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết nhất.
1. Phân biệt hộ kinh doanh và công ty
Tiêu chí | Doanh nghiệp | Hộ kinh doanh |
Tư cách pháp nhân | Trừ doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân | Không có tư cách pháp nhân |
Thành viên | – Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân có từ 2 đến 50 thành viên.
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, doanh nghiệp do 1 cá nhân hay 1 tổ chức làm chủ sở hữu. – Công ty cổ phần là cá nhân, cổ đông hoặc tổ chức có số lượng cổ đông thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. – Doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ sở hữu. |
Hộ kinh doanh sẽ do các thành viên trong 1 hộ gia đình cùng đăng ký thành lập hay chỉ có duy nhất 1 cá nhân thành lập. |
Địa điểm kinh doanh | Không bị giới hạn về phạm vi cũng như số lượng, có thể kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau. | Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại |
Quy mô | Không bị giới hạn quy mô, quy mô lớn | Mang tính chất cá nhân và hộ gia đình, có quy mô nhỏ. |
Hóa đơn | Có quyền xuất hóa đơn giá trị gia tăng nhưng phải tiến hành thủ tục dựa theo quy định của pháp luật. | Không được xuất hóa đơn giá trị gia tăng chỉ được xuất hóa đơn bán hàng trực tiếp. |
Con dấu | Có con dấu riêng của doanh nghiệp | Không có con dấu |
Thuế | Thuế môn bài: Dựa trên vốn điều lệ của doanh nghiệp để thu thuế môn bài, vốn của doanh nghiệp từ 10 tỷ trở xuống sẽ thu 2 triệu đồng/năm nếu trên 10 tỷ thì số thuế thu là 3 triệu đồng/năm.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật việt nam với mức thuế suất là 20%. |
Thuế môn bài: Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu : 300k/năm; Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu: 500k/năm; Doanh thu trên 500 triệu: 1 triệu/năm.
Thuế thu nhập cá nhân: Tùy từng ngành, nghề kinh doanh thì mức thuế giao động từ 0,5% đến 2%. Thuế giá trị gia tăng: Tùy từng ngành, nghề kinh doanh thì mức thuế giao động từ 1% đến 5%. |
Thủ tục | Việc kê khai thuế cũng như thủ tục kinh doanh tương đối phức tạp và có thể dễ xảy ra sai sót. | Thủ tục thành lập đơn giản, kê khai và nộp thuế dễ dàng |
2. Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp
Tùy vào từng nhu cầu mà mỗi người sẽ có lựa chọn cho mình. Mỗi loại hình kinh doanh sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Nếu anh/chị có ít vốn nhưng muốn lập nghiệp trong các lĩnh vực như quần áo, cafe thì có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Sau khi muốn mở rộng hơn anh/chị có thể chuyển đổi từ mô hình hộ kinh doanh sang công ty.
Một số đặc điểm về việc đăng ký hộ kinh doanh mà anh/chị có thể cân nhắc để đăng ký đúng hơn:
Điều 66, Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh do nhóm người hoặc cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự làm chủ.
- Sử dụng từ 10 lao động trở xuống
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm.
- Chịu trách nhiệm vô hạn với toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Theo quy định mới về Hộ kinh doanh tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021, hộ kinh doanh đã có nhiều ưu đãi hơn trước. Cụ thể:
- Địa điểm kinh doanh: “Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại”.
- Số lượng lao động được quy định cụ thể tại Nghị định 1/2021. Nếu theo quy định trước, số lượng lao động của hộ kinh doanh tối đa là 10 người tuy nhiên với quy định hiện tại từ 4/1/20201, hộ kinh doanh không còn bị giới hạn số lượng lao động như trước.
Tuy nhiên, mô hình hộ kinh doanh cũng có những nhược điểm như:
- Phạm vi kinh doanh của hộ kinh doanh hẹp hơn công ty: Một số ngành nghề kinh doanh sẽ không đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
- Vốn: Vấn đề quản lý vốn không phức tạp vì hộ kinh doanh là mô hình của hộ gia đình, mọi người có quan hệ lẫn nhau. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ không lựa chọn hộ kinh doanh để đầu tư vì việc chia phần trăm giữa các thành viên gia đình không tách bạch và chưa được chú trọng.
- Hộ kinh doanh bị hạn chế vấn đề xuất nhập khẩu hơn so với doanh nghiệp.
- Việc ký kết hợp đồng với công ty bao giờ cũng tạo sự chắc chắn hơn với hộ kinh doanh bởi hộ kinh doanh là mô hình nhỏ lẻ nhưng khi đã là công ty ký và có đóng dấu thì đã hơn hộ kinh doanh rất nhiều.
Như vậy qua các thông tin trên cũng như sự so sánh giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp, anh/chị đã có cái nhìn chi tiết nhất cũng như cân nhắc xem liệu rằng mình nên đăng ký hộ kinh doanh hay doanh nghiệp.
Hiện tại, MISA ASP là nền tảng cung cấp kế toán uy tín, chuyên nghiệp cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không chỉ vậy, nền tảng MISA ASP giúp kết nối kế toán dịch vụ và các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Như vậy doanh nghiệp vừa tìm được đối tác phù hợp với chi phí hợp lý, kế toán dịch vụ cũng có thể nâng cao thu nhập khi tham gia vào nền tảng MISA ASP.