Kiểm toán xây dựng cơ bản được thực hiện với mục đích tăng độ tin cậy của người sử dụng với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Đây cũng là cơ sở để báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được xem xét và thông qua. Quy trình làm việc cơ bản của kiểm toán xây dựng được quy định theo chuẩn mực kế toán số 1.000.
1. Mục đích của kiểm toán xây dựng
Các Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu kiểm toán xây dựng là gì và sử dụng dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản với mục đích làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo quyết toán dự án và nó là cơ sở để người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Dựa vào ý kiến của công ty kiểm toán đưa ra, xét trên các khía cạnh trọng yếu, xem rằng trong quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có phản ánh trung thực, hợp lý với tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập báo cáo.
Kiểm toán xây dựng đem lại:
- Xem xét các hợp đồng xây dựng để giảm thiểu rủi ro và quản lý;
- Tuân thủ theo đúng thiết kế hoặc hợp đồng xây dựng;
- Tính hợp lệ của hồ sơ thanh toán, chi phí đầu tư, trang thiết bị,…;
- Độ chính xác của các tính toán cho giá trị, bảo hiểm, gánh nặng lao động, chi phí…
2. Công tác kiểm toán xây dựng cơ bản
2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán tổng thể mô tả phạm vi và cách thức tiến hành cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể cần đầy đủ, chi tiết, làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể, đảm bảo mục tiêu kiểm toán, thực hiện đúng kế hoạch kiểm toán tổng thể và đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Tiếp theo, gửi tới Khách hàng kế hoạch kiểm toán kèm theo danh mục các tài liệu cần cung cấp trước khi cử Đoàn cán bộ đến thực hiện cuộc kiểm toán để Khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết cũng như bố trí địa điểm làm việc và sinh hoạt cho Đoàn cán bộ kiểm toán.
2.2. Thực hiện kiểm toán
Khi Đoàn cán bộ thực hiện cuộc kiểm toán đến địa điểm làm việc mà Đơn vị sắp xếp và bố trí, công việc đầu tiên mà hai Bên sẽ cùng nhau thực hiện đó là công tác giao – nhận hồ sơ, tài liệu mà Đơn vị đã chuẩn bị sẵn theo danh mục đã gửi trước đó. Công tác này nhằm đảm bảo rằng hồ sơ, tài liệu mà Khách hàng giao cho sẽ được cán bộ kiểm toán có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản, tránh trường hợp mất, hỏng tài liệu mà không có những cam kết và ràng buộc nhất định.
- Kiểm tra chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư
- Kiểm tra chi phí xây dựng
- Kiểm tra đối với gói thầu do Chủ Đầu tư tự thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu
- Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng trọn gói” (không phân biệt hình thức lựa chọn thầu)
- Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng theo đơn giá cố định” (không phân biệt hình thức lựa chọn Nhà thầu)
- Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh” (không phân biệt hình thức lựa chọn Nhà thầu)
- Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng kết hợp” (không phân biệt hình thức lựa chọn Nhà thầu)
- Kiểm tra các trường hợp phát sinh
- Kiểm tra chi phí thiết bị
- Kiểm tra đối với gói thầu do Chủ Đầu tư tự thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu:
- Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng trọn gói” (không phân biệt hình thức lựa chọn thầu):
- Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng theo đơn giá cố định” (không phân biệt hình thức lựa chọn Nhà thầu):
- Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh”(không phân biệt hình thức lựa chọn Nhà thầu):
- Kiểm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng kết hợp” (không phân biệt hình thức lựa chọn Nhà thầu):
- Kiểm tra các trường hợp phát sinh
- Kiểm tra chi phí quản lý dự án:
- Kiểm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư
- Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư
- Kiểm tra tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng
- Kiểm tra việc chấp hành của Chủ Đầu tư đối với ý kiến kết luận của Cơ quan thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước.
2.3. Kết thúc kiểm toán xây dựng
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục sau:
- Phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán;
- Lập báo cáo kiểm toán;
- Xử lý các công việc phát sinh sau khi phát hành báo cáo kiểm toán.
Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán, Công ty kiểm toán sẽ phát hành bản báo cáo kiểm toán dự thảo và gửi tới Khách hàng, cùng kế hoạch bảo vệ số liệu. Báo cáo kiểm toán dự thảo nêu ý kiến của KTV về những vấn đề trình bày trong báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, cụ thể:
Hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư;
- Nguồn vốn đầu tư;
- Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành;
- Giá trị khối lượng thiết bị hoàn thành;
- Quyết toán các khoản chi phí khác;
- Chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản;
- Giá trị tài sản bàn giao đưa vào sử dụng;
- Tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho anh/chị cái nhìn tổng quát nhất về kiểm toán xây dựng. Thông qua đây, anh chị đã phần nào hiểu được kiểm toán xây dựng là gì, các bước của kiểm toán xây dựng.
ASP là nền tảng kết nối giữa doanh nghiệp và kế toán dịch vụ. Thông qua nền tảng, doanh nghiệp có thể tìm được kế toán chuyên nghiệp với mức giá phải chăng. Trong khi đó, kế toán dịch vụ có thể tham gia nền tảng MISA ASP để tìm thêm đối tác, gia tăng thu nhập. Hãy tham gia ngay nền tảng để trải nghiệm dịch vụ, có cơ hội hưởng ưu đãi 1 năm tài chính miễn phí khi sử dụng ASP kế toán.