I. Cách hạch toán ngoại tệ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
1. Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ bằng ngoại tệ
- Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch).
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái).
- Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
- Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).
2. Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ nhưng chưa thanh toán, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ
- Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642…
- Có các TK 331, 341, 336…
3. Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ
- Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước).
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính ( nếu lỗ tỷ giá hối đoái).
- Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
- Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước:
- Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642.
- Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày ứng trước).
- Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch).
- Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).
4. Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ…)
- Nợ các TK 331, 336, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán).
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái).
- Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
- Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).
II. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá
1. Doanh nghiệp phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết
2. Phản ánh nay vào doanh thu hoạt động tài chính
- Khoản lỗ tỷ giá lũy kế trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ trực tiếp từ TK 413 vào chi phí tài chính, không thực hiện kết chuyển thông qua TK 242 – chi phí trả trước; và vào doanh thu hoạt động tài chính, không thực hiện kết chuyển thông qua TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện.
- Thời gian phân bổ thực hiện theo quy định của pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ
4. Không được vốn hoá các khoản chênh lệch tỷ giá vào tài sản dở dang
III. Quy định chung về tỷ giá ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
1. Chênh lệch tỷ giá chủ yếu phát sinh trong các trường hợp
- Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.
- Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ.
- Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
- Các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán là tỷ giá giao dịch thực tế và tỷ giá ghi sổ kế toán.
2. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của NHTM nơi DN chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của NHTM nơi DN dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi DN mở tài khoản (TK) để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn.
- Các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ , tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của NHTM nơi DN thực hiện thanh toán.
3. Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ
- Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh khi thu hồi các khoản NPT, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng
- Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động là tỷ giá được sử dụng tại bên có tài khoản tiền khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.
Trên đây là cách hạch toán ngoại tệ theo thông tư 200/2014/TT-BTC và những nguyên tắc và phương pháp hạch toán những tỷ giá liên quan mà kế toán cần nắm rõ. Với quy trình khá phức tạp, nhiều nguyên tắc và quy định, chắc hẳn sẽ không ít kế toán gặp phải sai sót.
Đối với các Doanh nghiệp mới thành lập, Doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, việc xây dựng bộ phận kế toán chuyên nghiệp, có trình độ cao và kinh nghiệm để thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục pháp lý với Cơ quan Thuế, báo cáo Thuế, xử lý hóa đơn chứng từ hợp lệ – hợp pháp, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán,… thường khá là khó khăn, thậm chí nằm ngoài khả năng chi trả trong định mức cho phép của doanh nghiệp. Việc tìm kiếm, sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói hoặc riêng lẻ theo nhu cầu của doanh nghiệp thay thế và bổ trợ cho kế toán nội bộ là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm.
Nền tảng kế toán dịch vụ ASP.MISA.VN giúp kết nối Doanh nghiệp với các cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chuyên nghiệp trên toàn quốc. ASP.MISA.VN cung cấp các công cụ làm việc hữu ích giúp Kế toán dịch vụ nâng cao năng suất làm việc. Đồng thời, giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt các số liệu về tình hình tài chính kế toán mọi lúc mọi nơi.
Trên nền tảng, Doanh nghiệp dễ dàng kết nối với đội ngũ dịch vụ kế toán có trình độ chuyên môn cao, tiếp cận nhiều trường hợp, nắm bắt luật thuế nhanh chóng nên có thể giải quyết mọi vấn đề phát sinh một cách thuận lợi và chuyên nghiệp. Dịch vụ kế toán chịu trách nhiệm về việc sai sót liên quan đến công việc đảm nhận như hóa đơn, chứng từ,… và các nghiệp vụ phát sinh khác.
Bên cạnh đó, với kinh nghiệm lâu năm, dịch vụ kế toán có khả năng xử lý các nghiệp vụ khó nhanh hơn, đây là điều mà không phải nhân viên kế toán riêng của DN có thể đáp ứng. Mời Doanh nghiệp trải nghiệm ngay nền tảng kết nối kế toán dịch vụ ASP tại website: https://asp.misa.vn/