Hoàn thuế thu nhập cá nhân từ lâu đã là một vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt với đối tượng trong độ tuổi lao động. Các điều khoản trong Luật thuế thu nhập cá nhân cho thấy người lao động có thể được hoàn lại số tiền đã nộp thuế trước đó. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng nhận được chế độ này. Do đó, anh chị cần tìm hiểu kỹ thông tin về hoàn trả thuế thu nhập cá nhân để thực hiện nghĩa vụ cũng như quyền lợi của bản thân.
1. Các trường hợp cụ thể được hoàn thuế thu nhập cá nhân
Hoàn thuế thu nhập cá nhân là việc trả lại khoản thuế nộp thừa khi cá nhân có thu nhập chịu thuế chưa đến ngưỡng phải nộp, hoặc đã đóng vượt mức quy định trong năm. Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, người có thu nhập dưới 132 triệu đồng/năm và không có người phụ thuộc có thể làm thủ tục để nhận lại phần thuế nộp thừa.
Theo điều 8 về Quản lý thuế và hoàn thuế, cá nhân thuộc các trường hợp sau đây thì được thực hiện tiến hành thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân:
- Đối tượng đã nộp thuế với số tiền lớn hơn số thuế cần phải nộp
- Cá nhân đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên mức thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế theo quy luật pháp Việt Nam.
- Một số trường hợp đặc biệt được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (có văn bản kèm theo).
Ngoài việc hoàn thuế TNCN, các đối tượng đặc biệt thuộc diện gặp khó khăn do thiên tai hoặc dịch bệnh; hỏa hoạn có thể được xét giảm thuế. Thông thường, số tiền giảm trừ thuế sẽ tương ứng với mức độ thiệt hại (thường không vượt quá số thuế cần nộp).
2. Điều kiện để được hoàn thuế thu nhập cá nhân
Điều 28 thuộc Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định rất rõ về điều kiện được hoàn thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, để có thể nhận lại số tiền thuế đã nộp, anh chị cần lưu ý các vấn đề sau:
Thứ nhất, việc hoàn thuế chỉ áp dụng với những đối tượng đã đăng ký và sở hữu mã số thuế thu nhập cá nhân (tại thời điểm nộp hồ sơ).
Thứ hai, cá nhân được doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế thì việc hoàn thuế sẽ do doanh nghiệp đại diện. Lúc này, bạn có thể hỏi thông tin từ phía kế toán công ty để tiến hành nhận lại phần tiền hoàn thuế hoặc chuyển sang các kỳ tiếp theo.
Thứ ba, người trực tiếp kê khai thuế với cơ quan thuế nhà nước. Lúc này, anh chị được phép chọn một trong hai hình thức: Nhận lại thuế hoàn hoặc bù trừ sang kỳ tiếp theo.
Cuối cùng, anh, chị thuộc diện được hoàn trả thuế có thể tiến hành nộp tờ khai quyết toán thuế không đúng thời hạn mà không bị vi phạm hành chính.
3. Chi tiết về hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân
Để thực hiện tiến hành thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định luật pháp hiện hành, anh chị cần chuẩn bị giấy tờ hoàn thuế. Bộ hồ sơ hoàn thuế tncn gồm có:
Giấy đề nghị hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước. Hiện năm 2021 cần được áp dụng theo mẫu số 01/ĐNHT.
Bản chụp chứng từ và biên lai đã nộp thuế tncn hoặc người đại diện theo pháp luật (yêu cầu có ký cam kết trách nhiệm về bản chụp đó).
Trường hợp thực hiện hoàn thuế thu nhập cá nhân online, anh chị cần Scan bản chụp chứng từ và biên lai nộp thuế. Sau đó, đính kèm vào file Word (Excel). Và thực hiện nộp tệp đính kèm đó khi khai báo online.
4. Cách tính số tiền thuế TNCN được hoàn lại
Thông tư 80/2021/TT-BTC và Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định số tiền thuế thu nhập cá nhân được tính theo cách thức sau:
Số tiền thuế TNCN nộp thừa = Số tiền thuế TNCN đã nộp – Số tiền thuế TNCN phải nộp theo quyết toán thuế
Trong đó:
Số tiền thuế TNCN đã nộp sẽ được xác định dựa trên mức giá nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hoặc chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
Số tiền thuế TNCN phải nộp = [(Tổng thu nhập chịu thuế – Tổng các khoản giảm trừ) : 12 tháng] x Thuế suất x 12 tháng
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 28 Thông tư 111/2013/TT-BTC và điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC về việc hoàn thuế thì người được hoàn thuế phải đảm bảo một số điều kiện sau:
Có số tiền thuế TNCN đã nộp trong kỳ lớn hơn số thuế phải nộp khi quyết toán.
Đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.
5. Quy trình hoàn thuế và thời gian xử lý
Hiện nay, quy trình của việc hoàn thuế thu nhập cá nhân bao gồm những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Xác định đủ điều kiện hoàn thuế: Đảm bảo bạn đáp ứng các tiêu chí cần thiết để được hoàn thuế như đã đề cập.
Tập hợp tài liệu: Chuẩn bị tất cả chứng từ, hóa đơn và tài liệu chứng minh số thuế đã nộp thừa cùng lý do yêu cầu hoàn thuế.
Bước 2: Lập đơn yêu cầu hoàn thuế
Điền vào mẫu đơn: Sử dụng mẫu đơn yêu cầu hoàn thuế theo quy định của cơ quan thuế.
Đính kèm tài liệu hỗ trợ: Kèm theo các chứng từ chứng minh (như bảng lương, tờ khai thuế, hóa đơn,…) liên quan đến số thuế nộp thừa.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Gửi đơn yêu cầu: Nộp đơn yêu cầu hoàn thuế cùng với các tài liệu liên quan đến cơ quan thuế tại địa phương nơi bạn cư trú hoặc nơi doanh nghiệp hoạt động.
Nhận biên nhận: Đảm bảo nhận được biên nhận từ cơ quan thuế để xác nhận rằng bạn đã nộp hồ sơ.
Bước 4: Xét duyệt hồ sơ
Cơ quan thuế tiến hành xem xét: Cơ quan thuế sẽ xem xét hồ sơ yêu cầu hoàn thuế của bạn, kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ và thông tin cung cấp.
Yêu cầu bổ sung: Nếu cần thiết, cơ quan thuế có thể yêu cầu bạn cung cấp thêm thông tin hoặc tài liệu bổ sung.
Bước 5: Quyết định hoàn thuế
Cơ quan thuế sẽ thông báo cho bạn về quyết định hoàn thuế. Nếu yêu cầu được chấp thuận, bạn sẽ nhận được số tiền hoàn thuế.
Bước 6: Nhận tiền hoàn thuế
Số tiền hoàn thuế sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng mà bạn đã chỉ định trong hồ sơ hoặc có thể nhận bằng tiền mặt tại cơ quan thuế (tùy theo quy định).
Thông thường, thời gian xử lý yêu cầu hoàn thuế thường dao động từ 6 đến 40 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Tuy nhiên, thời gian này có thể khác nhau tùy thuộc vào một số điều kiện sau:
Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước: Chậm nhất 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế: Chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
6. Lợi ích của việc hoàn thuế thu nhập cá nhân và lưu ý
Hoàn thuế TNCN là một chính sách quan trọng, mang lại lợi ích tài chính cho người nộp thuế và đảm bảo tính công bằng trong hệ thống thuế. Việc nhận lại số tiền nộp thừa không chỉ giúp cải thiện tài chính cá nhân mà còn khuyến khích tuân thủ nghĩa vụ thuế. Dưới đây là những lợi ích cụ thể mà chính sách này đem lại:
- Tăng cường tài chính cá nhân: Việc nhận lại số tiền thuế đã nộp thừa giúp cá nhân có thêm một khoản thu nhập, cải thiện khả năng tài chính, đặc biệt trong những thời điểm khó khăn hoặc có chi tiêu đột xuất.
- Đảm bảo công bằng về thuế: Hoàn thuế đảm bảo rằng cá nhân chỉ phải nộp đúng số thuế dựa trên thu nhập thực tế sau khi đã áp dụng các khoản miễn giảm. Điều này giúp hệ thống thuế trở nên minh bạch và công bằng hơn.
- Khuyến khích tuân thủ nghĩa vụ thuế: Chính sách hoàn thuế hợp lý khuyến khích người dân kê khai thuế đầy đủ và chính xác. Khi biết rằng họ sẽ được hoàn lại số tiền nộp thừa, người nộp thuế sẽ có động lực tuân thủ các quy định thuế.
- Giảm thiểu tình trạng nợ thuế: Đối với những người đã nộp thuế thừa, việc hoàn lại số tiền này giúp họ không bị rơi vào tình trạng nợ thuế hoặc áp lực tài chính không cần thiết. Điều này giúp quản lý tài chính cá nhân tốt hơn.
- Tạo sự tin tưởng vào hệ thống thuế: Việc thực hiện hoàn thuế một cách minh bạch và hiệu quả giúp tạo niềm tin cho người dân vào hệ thống thuế của nhà nước, đồng thời khuyến khích họ tuân thủ nghĩa vụ tài chính.
Dù việc hoàn thuế thu nhập cá nhân mang lại nhiều lợi ích, quy trình này đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận. Để đảm bảo yêu cầu hoàn thuế được xử lý suôn sẻ và chính xác, người nộp thuế cần lưu ý một số điểm quan trọng trong quá trình nộp hồ sơ. Dưới đây là những lưu ý cần thiết để tránh các sai sót phổ biến khi yêu cầu hoàn thuế.
- Đảm bảo hồ sơ, chứng từ đầy đủ, chính xác: Cung cấp đầy đủ và chính xác các tài liệu, chứng từ liên quan đến số thuế đã nộp thừa. Điều này giúp cơ quan thuế dễ dàng kiểm tra và xác minh thông tin, tránh việc bị từ chối yêu cầu hoàn thuế. Ngoài ra, trước khi nộp đơn yêu cầu hoàn thuế, hãy kiểm tra lại tất cả thông tin trên hồ sơ để đảm bảo không có sai sót nào. Sai lệch thông tin có thể làm chậm quá trình xét duyệt hoặc dẫn đến việc từ chối yêu cầu.
- Nắm rõ thời hạn và quy định hoàn thuế: Hiểu rõ các thời hạn nộp đơn yêu cầu hoàn thuế và các quy định cụ thể về việc hoàn thuế của cơ quan thuế. Nộp yêu cầu đúng thời hạn để tránh rắc rối không cần thiết.
- Chú ý theo dõi trạng thái yêu cầu hoàn thuế: Sau khi nộp hồ sơ, nên theo dõi trạng thái yêu cầu để biết liệu hồ sơ của bạn có được xử lý hay cần bổ sung thêm thông tin. Điều này giúp đảm bảo quá trình hoàn thuế diễn ra suôn sẻ.
- Nên giữ lại bản sao hồ sơ và chứng từ: Luôn giữ lại bản sao của các tài liệu đã nộp và biên nhận từ cơ quan thuế để có bằng chứng và thông tin đối chiếu khi cần thiết.
Như vậy có thể thấy hoàn thuế thu nhập cá nhân hiện đang là chủ đề hot và được nhiều người quan tâm. Điều này được xem là quyền lợi của người lao động khi thực hiện trách nhiệm đóng thuế với nhà nước. Bạn có thể nhận lại phần thuế hoàn hoặc thực hiện chuyển sang các kỳ đóng thuế tiếp theo.
Công việc kế toán luôn đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức tốt, chính vì vậy các doanh nghiệp luôn muốn tuyển kế toán viên chất lượng. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, điều này khá khó khăn vì hạn chế chi phí.
Chính vì vậy, MISA ASP đã ra đời để kết nối kế toán dịch vụ, đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán với các doanh nghiệp. Nhờ nền tảng MISA ASP kế toán dịch vụ có thể tìm thêm khách hàng mới nâng cao thu nhập, đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể tìm được kế toán viên phù hợp với chi phí phải chăng.
Hãy truy cập ngay MISA ASP để trải nghiệm nền tảng và tìm được đối tác phù hợp.