Dựa vào từng tiêu chí cụ thể mà doanh nghiệp sẽ được đánh giá là doanh nghiệp vừa và nhỏ hay siêu nhỏ. Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng sẽ có những chính sách pháp lý cũng như mức hỗ trợ khác nhau. Các doanh nghiệp cần nắm vững để không kê khai nhầm.
1. Xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ
Theo Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ như sau:
Lĩnh vực | Doanh nghiệp siêu nhỏ | Doanh nghiệp nhỏ | Doanh nghiệp vừa | |||
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng | Thương mại, dịch vụ | Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng | Thương mại, dịch vụ | Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng | Thương mại, dịch vụ | |
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm | Không quá 10 người | Không quá 10 người | Không quá 100 người | Không quá 50 người | Không quá 200 người | Không quá 100 người |
Tổng doanh thu của năm | Không quá 3 tỷ đồng | Không quá 10 tỷ đồng | Không quá 100 tỷ đồng | Không quá 100 tỷ đồng | Không quá 200 tỷ đồng | Không quá 300 tỷ đồng |
Tổng nguồn vốn | Không quá 3 tỷ đồng | Không quá 3 tỷ đồng | Không quá 50 tỷ đồng | Không quá 50 tỷ đồng | Không quá 100 tỷ đồng | Không quá 100 tỷ đồng |
2. Xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Điều 7, Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định:
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ xác định lĩnh vực hoạt động dựa vào quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế.
- Nếu doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, căn cứ xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Trường hợp nếu không thể xác định được lĩnh vực nào có doanh thu cao nhất thì xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa vào lĩnh vực sử dụng số lao động nhiều nhất.
3. Xác định số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
Điều 8 Nghị định 39/2018/NĐ-CP nêu rõ cách xác định số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quan năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể:
- Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ lao động doanh nghiệp đang sử dụng, quản lý và trả công, trả lương tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được xác định bằng cách lấy tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm chia cho số tháng trong năm. Đồng thời, nó được xác định trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội năm trước liền kề doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Nếu doanh nghiệp hoạt động ít hơn 1 năm, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được xác định bằng cách tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội chia cho số tháng mà doanh nghiệp đã hoạt động.
4. Các xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề được doanh nghiệp nộp cho Cơ quan thuế.
- Nếu thời gian hoạt động của doanh nghiệp chưa đủ 1 năm thì tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tài thời điểm cuối quý liền kề với thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.
4. Xác định doanh thu của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa của năm là tổng doanh thu cung cấp dịch vụ, bán hàng hóa của doanh nghiệp được xác định trên báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp đã nộp cho cơ quan quản lý thuế.
Nếu doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 1 năm hoặc trên 1 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu, để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 9 Nghị định 39/2018/NĐ-CP.
5. Xác định và kê khai doanh nghiệp nhỏ và vừa
TỜ KHAI XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ, DOANH NGHIỆP NHỎ, DOANH NGHIỆP VỪA
(Kèm theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ)
- Thông tin chung về doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ………………………………………………………………
Loại hình doanh nghiệp: …………………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………
Quận/huyện: ……………………tỉnh/thành phố: ………………………………………………
Điện thoại:………………….. Fax:……………………………. Email: …………………………
- Thông tin về tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp:
Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính: …………………………………………………………
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm:………………………………………
Tổng nguồn vốn: …………………………………………………………………………………
Tổng doanh thu năm trước liền kề:………………………………………………………………
- Doanh nghiệp tự xác định thuộc quy mô (tích X vào ô tương ứng):
- Doanh nghiệp siêu nhỏ
- Doanh nghiệp nhỏ
- Doanh nghiệp vừa
Tôi cam đoan thông tin kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về việc kê khai trên./.
……, ngày ….tháng….năm…. ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP DOANH NGHIỆP (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
- Nếu doanh nghiệp kê khai quy mô không chính xác và tự phát hiện, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thực hiện điều chỉnh và tự kê khai lại. Việc kê khai lại cần phải thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp hưởng nội dung hỗ trợ.
- Nếu doanh nghiệp cố ý không trung thực trong vấn đề kê khai doanh nghiệp nhỏ và vừa để được hưởng hỗ trợ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời doanh nghiệp phải hoàn loại hoàn toàn số kinh phí mà doanh nghiệp đã được hỗ trợ.
Như vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ sẽ được xác định dựa trên số lao động, doanh thu, nguồn vốn. Các doanh nghiệp cần xem xét kỹ các điều kiện để tránh nhầm lẫn khi làm tờ khai xác định.
Để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, MISA ASP đã ra đời nhằm kết nối doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa với kế toán dịch vụ. Thông qua nền tảng, doanh nghiệp có thể tìm kiếm được kế toán dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín với chi phí vừa phải. Đồng thời, anh chị kế toán cũng có thể tìm kiếm thêm khách hàng để gia tăng thu nhập.
Để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, MISA ASP tặng miễn phí 1 năm tài chính phần mềm kế toán AMIS online. Hãy truy cập ngay để trải nghiệm dịch vụ: