Kiểm toán báo cáo tài chính từ lâu đã trở thành hoạt động đặc trưng của ngành Kiểm toán. Vậy thực tế kiểm toán BCTC là gì? Đối tượng, quy trình và vai trò của dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính có đặc điểm gì? Cập nhật ngay các khía cạnh quan trọng này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
Hoạt động kiểm toán được thực hiện cho hầu hết các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp. Đây là việc áp dụng các hành động mang tính kiểm tra đặc biệt. Thông qua đó, các tài liệu hồ sơ, số liệu được xác định tính chính xác và đảm bảo tuân theo các quy định chuẩn mực cùng quy định Luật Pháp.
Một trong những hoạt động đặc thù của kiểm toán là kiểm toán báo cáo tài chính. Vậy thực tế kiểm toán BCTC là gì? Hiểu một cách đơn giản, đây là việc các kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu nhằm đánh giá báo cáo tài chính của một đơn vị hoặc tổ chức. Lúc này, tính chính xác và mức độ hợp lý của BCTC sẽ được đem ra so sánh với các quy định, quy tắc cùng chuẩn mực hiện hành.
2. Những đối tượng cần thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán báo cáo tài chính liên quan đến các tài liệu, dữ liệu hồ sơ thuộc:
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng báo cáo tình hình tài chính (doanh nghiệp, tổ chức)
- Bảng cân đối tài khoản
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (quý, năm)
- Bảng báo cáo quá trình lưu chuyển tiền tệ
- Bảng báo cáo thuyết minh tình hình tài chính
Đây là các thông tin tài chính hoặc phi tài chính mà kiểm toán viên sẽ sàng lọc, nghiên cứu và phân tích. Nhờ đó, kiểm toán có căn cứ khoa học để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Đối tượng thực hiện kiểm toán BCTC được chia thành nhóm đối tượng bắt buộc và nhóm không bắt buộc.
2.1. Nhóm đối tượng bắt buộc
Nhóm đối tượng bắt buộc phải thực hiện dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính được đề cập đến trong Luật kiểm toán độc lập (ngày 29/3/2011). Theo đó, bộ Tài Chính ghi rõ các đơn vị, tổ chức cần nghiêm túc thực hiện hoạt động này gồm:
- Doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư FDI từ nước ngoài.
- Các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm (hoặc có môi giới bảo hiểm)
- Doanh nghiệp, cơ quan nhà nước (Không tính các đơn vị hoạt động nhà nước bí mật).
- Đơn vị kiểm toán, chi nhánh kiểm toán từ tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
- Các tổ chức, đơn vị tài chính
- Công ty kinh doanh và phát hành chứng khoán
- Các dự án kinh doanh được tài trợ từ nguồn vốn ODA…
2.2. Nhóm đối tượng nên sử dụng
Tuy không thuộc nhóm đối tượng bắt buộc nhưng các đơn vị dưới đây được khuyến khích nên sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC:
- Cổ đông công ty, ban điều hành: Sử dụng kiểm toán báo cáo tài chính nhằm dễ dàng nắm được tình hình tài chính của công ty. Nhờ đó, biết thực trạng phân bổ tài chính cùng các hạn chế đang có để tìm cách cải thiện hợp lý.
- Nhóm đối tượng là doanh nghiệp cần kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm hoặc doanh nghiệp chuyển đổi loại hình kinh doanh (gồm giải thể, hợp nhất, phá sản…)
3. Các bước thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
Mỗi đơn vị, dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính sẽ có quy trình tiến hành không giống nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả, việc kiểm toán báo cáo tài chính cơ bản được thực hiện gồm các bước sau:
Bước 1: Thực hiện tổng hợp số liệu
Lúc này, kiểm toán viên (trợ lý kiểm toán) sẽ thực hiện các hoạt động nhằm tìm hiểu về quy trình vận hành của công ty, doanh nghiệp – Đơn vị cần thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Ngoài ra, các loại tài liệu, dữ liệu, hồ sơ tài chính liên quan cần được tổng hợp đầy đủ.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán BCTC hoàn chỉnh cần đảm bảo các tiêu chí như:
- Có sự phân công công việc rõ ràng, phù hợp giữa nhiệm vụ với nhân viên kiểm toán.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán cần được kiểm tra lại cẩn thận và chi tiết.
- Lập kế hoạch cụ thể nhất để các thành viên trong hội đồng kiểm toán hiểu và thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra.
Bước 3: Thực hiện hoạt động kiểm toán
Lúc này, đội ngũ kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện tuần tự các hoạt động, công việc theo bảng kế hoạch. Chúng gồm các hoạt động như kiểm tra, rà soát số liệu, kiểm tra chứng từ…
Bước 4: Kết thúc kiểm toán BCTC
Đây là bước quan trọng được coi là việc nghiệm thu kết quả kiểm toán tài chính. Lúc này, các hoạt động cần thực hiện gồm:
- Thực hiện trao đổi với giám đốc (Hoặc người chịu trách nhiệm liên quan của đơn vị cần kiểm toán) về các vấn đề cùng các bút toán cần điều chỉnh phù hợp.
- Tổng hợp các số liệu phân tích được và tiến hành lập báo cáo kiểm toán.
- Tiến hành phát hành báo cáo kiểm toán chính thức sau khi đã thống nhất và trao đổi chi tiết với đơn vị cần kiểm toán.
- Soạn thảo thư quản lý đề cập đế vấn đề cần khắc phục, các sai sót đã phát hiện và phương pháp giải quyết…
4. Lý do doanh nghiệp cần kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính được gọi tắt là kiểm toán báo cáo tài chính hiện đang được nhiều các doanh nghiệp áp dụng. Đây là hình thức giúp đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng trong việc phân bổ tài chính. Ngoài ra, chúng cũng mang lại nhiều lợi ích tích cực cho cơ quan thực hiện kiểm toán. Dưới đây là 3 lý do chính giải thích mức độ quan trọng khi thực hiện hoạt động này:
4.1. Tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật
Như đã đề cập ở trên, Luật kiểm toán độc lập ghi rõ các đơn vị, tổ chức, cơ quan cần thực hiện kiểm toán BCTC. Như vậy, đây là việc cần tiến hành nhằm tuân thủ các yêu cầu của cơ quan nhà nước.
Không chỉ vậy, minh bạch và công khai kiểm toán tài chính sẽ tạo sự tin cậy đối với cơ quan thuế và đối tác đầu tư. Về lâu dài, đây được là hành động mang lại nhiều lợi ích và giá trị cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi vay vốn, tổ chức có thể được hưởng mức lãi suất tốt hơn. Ngoài ra, khi vướng vào các vấn đề pháp luật như kiện tụng, việc giải quyết sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
4.2. Rà soát các lỗi kế toán
Về cơ bản, dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính như một đơn vị thuê ngoài nhằm xác định tính chính xác và hợp lý của dữ liệu tài chính. Thông qua đó, doanh nghiệp có căn cứ để xác định các rủi ro hay hành động phân bổ tài chính chưa hiệu quả.
Ngoài ra, khi nghiệm thu kết quả, ban giám đốc sẽ nhận được các đề xuất, biện pháp để cải thiện tình hình tài chính trong thời gian tiếp theo.
Lý do doanh nghiệp cần đến dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
4.3. Dự báo tình hình kinh tế doanh nghiệp
Các dữ liệu kiểm toán ở thời điểm hiện tại được xem là cơ sở để dự báo tình hình kinh tế trong thời gian tới cho doanh nghiệp. Đây là nguồn thông tin quan trọng cho các chuyên gia tài chính phân tích và đưa ra các hướng đi chuẩn xác trong các quý kinh doanh tiếp theo.
5. Phương pháp kiểm toán BCTC chuyên nghiệp
Một trong những vấn đề doanh nghiệp quan tâm khi thuê ngoài dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính là phương pháp thực hiện. Kiểm toán tài chính hiện gồm phương pháp trực tiếp và phương pháp kiểm toán chu kỳ. Phần này sẽ giúp anh/chị hiểu hơn về hai cách tiến hành này, nhờ đó, biết cách phân biệt dễ dàng:
5.1. Kiểm toán trực tiếp
Đây là cách tiến hành dựa trên việc tiếp cận các nhóm chỉ tiêu, chẳng hạn hàng tồn kho, nguồn vốn, tài sản cố định… Nhín chung, kiểm toán trực tiếp khá dễ thực hiện và xác định chính xác được đối tượng.
Tuy nhiên, hạn chế của cách làm này là hiệu quả đạt được không cao do khó thực hiện trên từng đối tượng cụ thể.
5.2. Kiểm toán chu kỳ
Lúc này, kiểm toán viên sẽ dựa trên các chu kỳ để phân tích và tiếp cận các nhóm chỉ tiêu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, chu kỳ tại thời điểm mua vào và thanh toán hoặc nhân sự với tiền lương; chi phí và hàng tồn khi…
Kiểm toán chu kỳ được thực hiện nhằm xác định hoặc thu hẹp các phạm vi kiểm toán cơ bản. Chúng liên quan mật thiết với số liệu trên bảng báo cáo tài chính và các chỉ tiêu trong từng chu kỳ.
Hai phương pháp này thường được đơn vị kiểm toán tiến hành đồng thời nhằm phát huy hiệu quả cao nhất. Nhờ đó, đảm bảo kết quả của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính.
6. Có nên thuê dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức kiểm toán. Doanh nghiệp cần căn cứ vào quy mô, tình hình tài chính để thực hiện việc thuê ngoài sao cho cân bằng giữa mục tiêu và chi phí phân bổ. Tuy nhiên, anh/chị nên lựa chọn dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính uy tín vì các lý do sau:
- Đảm bảo tính chuyên nghiệp trong khi làm việc, tuân thủ và đáp ứng tốt thời hạn (deadline) đã thỏa thuận giữa hai bên.
- Quy trình tiến hành rõ ràng, kết quả nghiệm thu đáp ứng mục đích của doanh nghiệp.
- Hạn chế các rủi ro không mong muốn trong báo cáo tài chính
- Không chỉ dừng lại ở việc phân tích mà còn đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho tổ chức.
- Đa dạng các dịch vụ cung cấp, phù hợp với nhu cầu kiểm toán của nhiều tổ chức.
Như vậy, bài viết đã giúp anh/chị hiểu về kiểm toán BCTC là gì, quy trình cũng như lý do cần thực hiện hoạt động này. Hy vọng đây là nguồn thông tin hữu ích để anh chị kế toán sớm tìm được dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính uy tín cho tổ chức của mình.
Hiện tại, việc thuê dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính khá phổ biến, được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng vì các lợi ích vượt trội. Tuy nhiên, với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, việc thuê dịch vụ này còn nhiều trở ngại. Để giải quyết những khó khăn còn tồn đọng cho doanh nghiệp trong việc thuế dịch vụ kiểm toán BCTC, MISA ASP – nền tảng kết nối doanh nghiệp với kế toán dịch vụ và tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán chuyên nghiệp uy tín đã ra đời.
Với nền tảng mới này, anh chị có thể thuê dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính một cách dễ dàng, phù hợp mà có thể tiết kiệm chi phí… Ngoài ra, MISA ASP còn tích hợp thêm phần mềm AMIS giúp doanh nghiệp quản lý công việc hiệu quả, chuyên nghiệp hơn.
Hãy truy cập ngay MISA ASP để trải nghiệp và chọn cho mình được dịch vụ phù hợp, chuyên nghiệp với chi phí tối ưu nhất.