CMA là gì? Tìm hiểu mọi thứ về chứng chỉ CMA

Kỹ năng nghề nghiệp
0 lượt xem

Bạn là kế toán và muốn phát triển lên vị trí cao hơn hay tăng thu nhập nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Chứng chỉ CMA (Certified Management Account) là chìa khóa giúp mở rộng cơ hội làm việc. Tuy nhiên, việc lựa chọn chứng chỉ phù hợp giữa CMA hay các chứng chỉ khác như CFA, hay quyết định xem liệu CMA có đáng đầu tư thời gian và chi phí, thực sự là một câu hỏi khó. Hãy tìm hiểu chi tiết mọi thứ về chứng chỉ CMA trong bài viết này và quyết định xem có nên lựa chọn hay không?

1. Chứng chỉ CMA là gì?

1.1. CMA viết tắt là gì?

CMA được viết tắt bởi cụm từ tiếng anh Certified Management Accountant, nghĩa là chứng chỉ quản trị kế toán. CMA còn được gọi với nhiều cái tên khác như CMA Hoa Kỳ, CMA Mỹ, U.S CMA.

hình ảnh chứng chỉ CMA
Hình ảnh thực tế chứng chỉ CMA

1.2. CMA là gì?

CMA là chứng chỉ kế toán quản trị quốc tế được cấp bởi IMA (Institute of Management Accountants) và được công nhận trên 150 quốc gia. Chứng chỉ này cung cấp kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về phân tích tài chính, lập kế hoạch chiến lược, quản trị chi phí, và ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Chứng chỉ CMA là sự lựa chọn cho các kế toán và CFO muốn có sự thăng tiến công việc, gia tăng thu nhập và nâng cao kỹ năng.

Tính đến thời điểm hiện tại, IMA đã ghi nhận hơn 100.000 chuyên gia đạt chứng chỉ CMA. Tại Việt Nam, theo viện IMA đã thành lập chi hội IMA Việt Nam vào năm 2018, hiện có khoảng 125 thành viên. Đến năm 2025, con số người đạt chứng chỉ IMA hơn 1000 người.

hình ảnh minh họa chứng chỉ CMA

1.3. Tổ chức IMA

IMA là tổ chức đứng sau chứng chỉ CMA. IMA là hiệp hội kế toán quản trị Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1919. Chứng chỉ CMA được phát triển từ năm 1972 với mong muốn phát triển thành chứng chỉ công nhận kỹ năng cho các kế toán quản trị. Tính đến nay, IMA đã hơn 100 năm hoạt động với số lượng thành viên hơn 100.000 sở hữu chứng chỉ CMA.

2. Có nên học chứng chỉ CMA không? – 4 Lợi ích hấp dẫn từ CMA

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán và muốn đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo như CFO thì chứng chỉ CMA là sự lựa chọn đáng để học. Hãy cùng xem các lợi ích khi sở hữu CMA:

2.1. Tăng cơ hội thăng tiến và mức lương

Báo cáo lương toàn cầu của IMA (2024) cho thấy các chuyên gia CMA có mức lương trung bình cao hơn 31% so với những người không có chứng chỉ trong cùng lĩnh vực. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mức lương trung bình của một CMA holder dao động từ 60.000-100.000 USD/năm, tùy thuộc vào kinh nghiệm và vị trí.

Dựa trên khảo sát của các trung tâm đào tạo như FTMS (2024), mức lương của các chuyên gia CMA tại Việt Nam có thể đạt 30-60 triệu VND/tháng cho vị trí quản lý tài chính, cao hơn 20-30% so với đồng nghiệp không có chứng chỉ.

Chứng chỉ CFA là điểm cộng và nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng cho các vị trí cấp cao như CFO, giám đốc tài chính, hoặc kế toán trưởng với mức lương hấp dẫn.

lợi ích từ chứng chỉ CMA

2.2. Nâng cao kỹ năng quản trị tài chính và kế toán

CMA trang bị cho bạn kiến thức chuyên sâu về lập ngân sách, phân tích tài chính, quản trị chi phí, và ra quyết định chiến lược.

Không giống các chứng chỉ khác tập trung vào lý thuyết, CMA được thiết kế với trọng tâm là ứng dụng thực tiễn. Các kỹ năng như dự báo tài chính, quản lý rủi ro, và tối ưu hóa chi phí giúp bạn giải quyết các thách thức thực tế mà doanh nghiệp đối mặt.

2.3. Chứng chỉ CMA được công nhận quốc tế

CMA được công nhận trên 150 quốc gia trên toàn thế giới. Do đó, đây là một chứng chỉ quốc tế vô cùng giá trị giúp bạn có cơ hội phát triển cơ hội làm việc tại thị trường quốc tế, tại tập đoàn lớn hoặc công ty đa quốc gia.

2.4. Chứng chỉ CMA có hiệu quả đầu tư cao

Chứng chỉ CMA đòi hỏi thời gian học và chi phí thấp hơn các chứng chỉ tài chính khác như CFA. Do đó, việc đạt được chứng chỉ CMA sẽ nhanh hơn và có thể áp dụng sớm để thu hồi chi phí bỏ ra nhanh chóng trong 2 – 3 năm.

3. Nên chọn CMA hay CFA?

Cà CMA và CFA đều là chứng chỉ danh giá trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên 2 chứng chỉ này có mục tiêu khác nhau.

  • Chứng chỉ CMA tập trung vào lĩnh vực kế toán quản trị.
  • Chứng chỉ CFA tập trung vào việc phân tích tài chính và đầu tư.

Theo báo cáo của Deloitte (2023), 62% các CFO ưu tiên CMA vì tính ứng dụng cao trong quản trị doanh nghiệp, trong khi CFA được ưa chuộng trong lĩnh vực tài chính đầu tư.

Thời gian học và độ khó của chứng chỉ CMA ít hơn so với chứng chỉ CFA. Do đó, mức lương của chức vụ sở hữu chứng chỉ CMA cũng thấp hơn so với CFA.

4. Học CMA có khó không?

Chứng chỉ CMA là chứng chỉ chuyên môn có yêu cầu cao về kiến thức tài chính.

4.1. Mức độ khó của kỳ thi CMA

Kỳ thi CMA được chia thành 2 phần:

  • Phần 1: Quản lý tài chính và kế toán (Financial Reporting, Planning, Performance, and Control)
  • Phần 2: Phân tích và ra quyết định tài chính (Financial Decision Making)

Mỗi phần thi bao gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm và một bài thi tình huống thực tế. Với các yêu cầu này, kỳ thi đòi hỏi người tham gia phải có nền tảng kiến thức vững vàng về kế toán quản trị, tài chính, phân tích dữ liệu, cũng như khả năng ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực tế trong doanh nghiệp.

4.2. Yêu cầu kiến thức và kỹ năng

Để vượt qua kỳ thi CMA, bạn cần có kiến thức sâu rộng về các chủ đề sau:

  • Kế toán tài chính và kế toán quản trị: Bạn cần hiểu rõ các nguyên lý kế toán, cách lập báo cáo tài chính, phân tích dữ liệu tài chính và cách quản lý chi phí trong doanh nghiệp.
  • Phân tích và ra quyết định tài chính: CMA yêu cầu khả năng phân tích các báo cáo tài chính, hiểu rõ các chỉ số tài chính, đánh giá các cơ hội đầu tư, và đưa ra quyết định chiến lược cho doanh nghiệp.
  • Quản lý ngân sách và kiểm soát chi phí: Bạn sẽ cần hiểu rõ các phương pháp lập ngân sách, theo dõi và kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp để đảm bảo các quyết định tài chính được thực hiện hiệu quả.
  • Ra quyết định chiến lược: Đưa ra các quyết định về đầu tư, nguồn lực và chiến lược dài hạn là yếu tố quan trọng trong CMA. Bạn sẽ phải học cách ứng dụng các phương pháp phân tích tài chính để đưa ra quyết định giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

4.3. Mức độ khó và tỷ lệ vượt qua kỳ thi

Theo báo cáo từ IMA, tỷ lệ người vượt qua kỳ thi CMA dao động từ 40% đến 50%, điều này cho thấy mức độ khó của chứng chỉ này. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng phản ánh chất lượng của các ứng viên sở hữu chứng chỉ CMA – họ là những chuyên gia tài chính có khả năng quản lý tài chính và đưa ra quyết định chiến lược.

4.4. Các điều kiện để thi chứng chỉ CMA

Để học chứng chỉ CMA, học viên cần đáp ứng:

  • Có bằng cử nhân về ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chứng nhận chuyên môn liên quan.
  • Đăng ký làm thành viên của IMA và đóng các khoản phí theo yêu cầu.

Để đạt chứng chỉ CMA, thí sinh cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Vượt qua 2 kỳ thi của chương trình IMA.
  • Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong lĩnh vực kế toán quản trị hoặc quản lý tài chính.

điều kiện thi CMA

5. Chương trình học CMA gồm bao nhiêu môn?

Chương trình học CMA gồm 2 phần, mỗi phần gồm 6 môn học chi tiết như sau:

Tiêu chí Phần 1 – Hoạt động tài chính, quản trị hoạt động và phân tích Phần 2 – Quản trị tài chính chiến lược
Số câu hỏi thi 100 câu trắc nghiệm + 2 bài luận 100 câu trắc nghiệm + 2 bài luận
Thời gian thi 4 giờ 4 giờ
Môn học 6 môn gồm:

– Các quyết định về báo cáo tài chính (15%).

– Kiểm soát nội bộ (15%).

– Lập kế hoạch, ngân sách và dự báo (15%).

– Quản trị hoạt động (20%).

– Công nghệ và phân tích (15%).

– Quản trị chi phí (15%).

6 môn gồm:

– Phân tích báo cáo tài chính (20%).

– Tài chính doanh nghiệp (20%).

– Phân tích quyết định (25%).

– Quản trị rủi ro (10%).

– Quyết định đầu tư (10%).

– Đạo đức nghề nghiệp (15%).

cấu trúc khóa học quản trị kế toán CMA

6. Học CMA mất bao lâu?

Theo IMA (2024), trung bình người học cần 12-18 tháng để hoàn thành cả hai phần thi CMA. Mỗi phần thi (Phần 1 và Phần 2) yêu cầu khoảng 150-200 giờ ôn luyện, tùy thuộc vào nền tảng kiến thức.

Lộ trình học từng phần như sau:

  • Phần 1: Lập kế hoạch tài chính, phân tích hiệu suất, và kiểm soát (6-9 tháng).
  • Phần 2: Quản trị tài chính và ra quyết định chiến lược (6-9 tháng).

Thời gian học CMA ngắn hơn nhiều so với các chứng chỉ quốc tế khác chẳng hạn như: ACCA ( 13 môn học) với thời gian từ 2 – 3 năm, CIMA (16 môn học) với thời gian từ 3 – 4 năm, CFA với thời gian học từ 2 – 3 năm.

7. Chi phí học chứng chỉ CMA bao nhiêu?

Tổng chi phí từ đăng ký và học CMA đến khi thi sẽ giao động từ 70 triệu – 80 triệu VNĐ. Cụ thể các khoản chi phí này bao gồm:

  • Phí đăng ký ban đầu: 15 USD – đóng 1 lần duy nhất.
  • Phí hội viên IMA: Từ 39 USD đến 245 USD tùy vào cấp bậc thành viên. Chi phí này đóng hàng năm để duy trì chứng chỉ CMA.
  • Phí đầu vào chương trình CMA: Từ 188 USD đến 250 USD và chỉ cần đóng duy nhất một lần.
  • Phí học CMA tại các trung tâm: dao động từ 50 – 60 triệu VNĐ với thời gian học tầm 1 năm.

8. Giá trị chứng chỉ CMA là bao lâu?

Chứng chỉ CMA có giá trị vĩnh viễn. Khi bạn đã đạt được chứng chỉ, bạn chỉ cần thực hiện các việc sau để duy trì giá trị chứng chỉ CMA:

  • Đóng phí hội viên IMA và duy trì CMA hàng năm.
  • Tham gia ít nhất 30 giờ học liên tục mỗi năm.
  • Tuân thủ đúng quy định về đạo đức nghề nghiệp.

9. Tiếng anh kém có học được chứng chỉ CMA không?

Chứng chỉ CMA là chứng chỉ quốc tế. Do đó, phần đề thi và thực hiện đều bằng tiếng anh. Vì vậy, các thí sinh muốn học chứng chỉ CMA cần phải có kiến thức tiếng anh tốt để có thể đọc hiểu đề thi, làm bài và viết luận.

IMA không quy định chi tiết về các yêu cầu bằng cấp tiếng anh đối với người dự thi. Do đó, những ai đang có ý định học CMA có thể vừa học kiến thức vừa rèn luyện kỹ năng tiếng anh để đảm bảo hoàn thành tốt bài thi.

10. Tự học CMA có khả thi không?

Tự học CMA là điều có thể với các khóa học Online từ Gleim, Hock, hoặc Wiley CMAexcel nhưng phải đảm bảo được tính kỷ luật và khả năng quản lý thời gian.

Để tối ưu nhất, ta nên tham gia các khóa học với lộ trình rõ ràng, tài liệu chuyên sâu của các trung tâm chuyên dạy CMA.

11. Các chương trình học bổng CMA

Để hỗ trợ các thành viên có hoàn cảnh khó khăn, thành tích tốt muốn học chứng chỉ CMA, IMA và các tổ chức cung cấp chứng chỉ CMA có các chương trình học bổng như:

  1. Chương trình học bổng CMA (IMA Student Scholarship Program).
  2. Học bổng tiến sĩ CMA (CMA Doctoral Scholarship Program).
  3. Học bổng IMA Century Scholarship Award.
  4. Học bổng Stuart Cameron & Margaret McLeod Memorial Scholarship (SCMS).
  5. Học bổng IMA Doctoral Scholars Program.

Tổng kết:

Tóm lại, chứng chỉ CMA là chứng chỉ đáng để theo đuổi với các kế toán muốn vươn lên các vị trí cấp cao như CFO, quản lý tài chính, kế toán quản trị với các mức thu nhập cao và cơ hội làm việc tại các công ty lớn hàng đầu.

Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ về chứng chỉ CMA từ khái niệm, đặc điểm, chương trình học, thời gian, lợi ích, điều kiện và chi phí để học. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp các Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh tìm kiếm các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Nơi làm việc của bạn? *
Nội dung cần tư vấn
Chi tiết
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
Liên hệ hỗ trợ
0979.409.132
call
zalo mess