Đối với hộ kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc quản lý công tác kế toán cùng các sổ sách đi kèm là điều quan trọng. Trong bài viết này, MISA ASP sẽ tổng hợp và gửi đến các bạn những thông tin về hướng dẫn chế độ kế toán hộ kinh doanh theo Thông tư 88/2021/TT-BTC.
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng với chế độ kế toán hộ kinh doanh theo TT88
Về phạm vi, tại điều 1 88/2021/TT-BTC nêu rõ: “Thông tư này hướng dẫn việc lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.” Đối tượng áp dụng của thông tư này được quy định tại điều 2 như sau:
- Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quy định của pháp luật về thuế.
- Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện phải thực hiện chế độ kế toán nhưng có nhu cầu thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư này thì được khuyến khích áp dụng.
>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói hiện nay gồm những gì?
>> Xem thêm: Hướng dẫn kế toán dịch vụ thuế hộ kinh doanh
2. Công tác tổ chức kế toán cho hộ kinh doanh theo TT88
Việc bố trí nhân sự làm kế toán và áp dụng chế độ kế toán phù hợp là yếu tố quan trọng để hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đảm bảo hoạt động quản lý tài chính hiệu quả. Tại điều 3, 88/2021/TT-BTC, các quy định về tổ chức công tác kế toán bao gồm:
- Đối với việc bố trí người làm kế toán: Việc này sẽ do đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tự quyết. Người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể bố trí cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc bố trí người làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản kiêm nhiệm làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
- Chế độ kế toán hộ kinh doanh được thực hiện: Được chọn áp dụng theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC hoặc chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132/2018/TT-BTC, tùy theo nhu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động kinh doanh.
- Quy định và lưu ý khác: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 41 Luật Kế toán và các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 để bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán nhằm phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh với ngân sách nhà nước và công tác quản lý hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của cơ quan thuế.
3. Yêu cầu về chứng từ kế toán và sổ sách kế toán
Theo chế độ kế toán hộ kinh doanh được quy định tại Thông tư 88/2021/TT-BTC, một số chứng từ kế toán mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cần áp dụng như sau:
STT | Tên chứng từ | Ký hiệu |
I | Các chứng từ quy định tại Thông tư 88/2021/TT-BTC | |
1 | Phiếu thu | Mẫu số 01-TT |
2 | Phiếu chi | Mẫu số 02-TT |
3 | Phiếu nhập kho | Mẫu số 03-Vt |
4 | Phiếu xuất kho | Mẫu số 04-VT |
5 | Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động | Mẫu số 05-LĐTL |
II | Các chứng từ quy định theo pháp luật khác | |
1 | Hóa đơn | |
2 | Giấy nộp tiền và NSNN | |
3 | Giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngân hàng | |
4 | Ủy nhiệm chi |
Ngoài ra, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng các sổ kế toán theo danh mục sau đây:
STT | Tên sổ kế toán | Ký hiệu |
1 | Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ | Mẫu số S1- HKD |
2 | Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa | Mẫu số S2-HKD |
3 | Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh | Mẫu số S3-HKD |
4 | Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN | Mẫu số S4-HKD |
5 | Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động | Mẫu số S5-HKD |
6 | Sổ quỹ tiền mặt | Mẫu số S6-HKD |
7 | Sổ tiền gửi ngân hàng | Mẫu số S7-HKD |
4. Lợi ích của việc sử dụng kế toán dịch vụ để tuân thủ chế độ kế toán hộ kinh doanh
Dịch vụ kế toán hộ kinh doanh mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả và tối ưu hóa nguồn lực. Một số những ưu điểm đáng kể của dịch vụ này có thể kể đến như:
- Quản lý tài chính hiệu quả: Dịch vụ kế toán hộ kinh doanh giúp tổ chức, theo dõi số liệu tài chính rõ ràng và chính xác, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt tình hình tài chính và xây dựng kế hoạch phù hợp.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian: Không cần tuyển dụng nhân viên hay đầu tư vào hệ thống kế toán phức tạp, doanh nghiệp chỉ chi trả khi sử dụng dịch vụ, tối ưu hóa nguồn lực.
- Tuân thủ pháp luật và quy định: Đảm bảo thực hiện đúng các quy định về chế độ kế toán hộ kinh doanh hiện hành, giúp giảm thiểu rủi ro vi phạm và tránh các khoản phạt không đáng có.
- Tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp: Cung cấp thông tin và lời khuyên tài chính giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt và hiệu quả.
- Hạn chế rủi ro pháp lý: Dịch vụ hỗ trợ đảm bảo nền tảng pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp, giảm nguy cơ tranh chấp và vi phạm pháp luật.
Hiện nay, các dịch vụ kế toán hộ kinh doanh không chỉ hỗ trợ quản lý tài chính mà còn đảm bảo việc tuân thủ đúng chế độ kế toán hộ kinh doanh phù hợp. Điều này giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các hộ kinh doanh có thể vận hành hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực và tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển lâu dài.
Với những khó khăn hiện tại mà các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các hộ kinh doanh đang phải đối mặt, MISA ASP được phát triển với vai trò là nền tảng kế toán dịch vụ giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhu cầu thuê dịch vụ kế toán tìm kiếm các tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán, thuế uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Hãy nhanh tay đăng ký tìm hiểu được được tư vấn và trải nghiệm miễn phí!