Điều kiện và thủ tục để hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán

Kiến thức
34 lượt xem

So với việc xây dựng đội ngũ kế toán riêng, việc lựa chọn thuê dịch vụ kế toán bên ngoài là giải pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm tài chính cũng như đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Do đó, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ kế toán trên thị trường hiện nay ngày càng trở nên đa dạng và được quan tâm hơn bao giờ hết.

1. Kinh doanh dịch vụ kế toán là gì?

Tại khoản 13, điều 3 Luật Kế toán 2015 quy định: “Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.” 

Hiện nay, đây là một dịch vụ ngày càng được phát triển rộng rãi với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Trong đó, với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh không có tiềm lực tài chính mạnh và chưa tự xây dựng được đội ngũ kế toán nội bộ giàu kinh nghiệm thì đây là giải pháp hiệu quả và hợp lý để thực hiện công tác kế toán và đảm bảo tuân thủ pháp luật.

>> Đọc thêm: Ngành dịch vụ kế toán là gì? Những dịch vụ kế toán phổ biến

Dịch vụ kế toán đang ngày càng đa dạng
Dịch vụ kế toán đang ngày càng đa dạng

2. Điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán?

Theo Luật kế toán 2015, các cá nhân, tổ chức đều có thể được cấp phép đối với loại hình dịch vụ này nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể: 

2.1. Những điều kiện đối với doanh nghiệp

Theo điều 60, Luật kế toán 2015, điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán bao gồm: 

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

– Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tương đương.

– Ít nhất hai thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề.

– Người đại diện pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc là kế toán viên hành nghề.

– Đảm bảo tỷ lệ vốn góp theo quy định.

  • Công ty hợp danh:

– Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tương đương.

– Ít nhất hai thành viên hợp danh là kế toán viên hành nghề.

– Người đại diện pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc là kế toán viên hành nghề.

  • Doanh nghiệp tư nhân:

– Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tương đương.

– Ít nhất hai kế toán viên hành nghề.

– Chủ doanh nghiệp đồng thời là giám đốc và là kế toán viên hành nghề.

  • Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam:

– Công ty mẹ được phép kinh doanh dịch vụ kế toán tại quốc gia đặt trụ sở chính.

– Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh.

– Giám đốc/tổng giám đốc chi nhánh không kiêm chức quản lý ở doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

– Công ty mẹ cam kết chịu trách nhiệm với mọi nghĩa vụ của chi nhánh.

  • Quy định bổ sung: Trong 6 tháng sau khi đăng ký kinh doanh, nếu không được cấp hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo để xóa cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi.
Điều kiện đăng ký kinh doanh các loại hình dịch vụ kế toán đã được quy định chặt chẽ
Điều kiện đăng ký kinh doanh các loại hình dịch vụ kế toán đã được quy định chặt chẽ

2.2. Điều kiện đối với hộ kinh doanh

Tại điều 65, Luật kế toán 2015 quy định các điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đối với hộ kinh doanh như sau:

“1. Hộ kinh doanh được phép kinh doanh dịch vụ kế toán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

b) Cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là kế toán viên hành nghề.

2. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.”

> Đọc thêm: Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán cần đáp ứng những điều kiện gì?

> Đọc thêm: Hướng dẫn chế độ kế toán hộ kinh doanh theo thông tư 88

2.3. Những trường hợp hạn chế cung cấp dịch vụ kế toán

Theo điều 68 Luật Kế toán 2015, tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ cho đơn vị kế toán khác nếu thuộc vào một trong những trường hợp sau:

  • Người quản lý, điều hành hoặc trực tiếp thực hiện dịch vụ là người thân (cha mẹ, vợ chồng, con, anh chị em ruột…) của người quản lý, điều hành hoặc kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ một số trường hợp đặc biệt.
  • Có mối quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán.
  • Không đủ năng lực chuyên môn hoặc điều kiện cần thiết.
  • Đang cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng cho tổ chức có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán.
  • Đơn vị kế toán yêu cầu công việc trái chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hoặc chuyên môn.
  • Các trường hợp khác theo quy định pháp luật.

Tìm hiểu thêm

3. Thủ tục đăng ký theo quy định hiện nay

Thủ tục đăng ký đối với các cá nhân và tổ chức hiện nay được quy định chặt chẽ, chi tiết nhằm đảm bảo tính minh bạch và chuyên nghiệp trong quá trình hoạt động. Các nguyên tắc lập hồ sơ, tài liệu và thời hạn cấp Giấy chứng nhận theo quy định pháp luật cần tuân thủ bao gồm:

Nguyên tắc lập hồ sơ (Quy định tại điều 4, Thông tư 297/2016/TT-BTC):

  • Bản sao giấy tờ/văn bằng phải chứng thực.
  • Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài cần dịch ra tiếng Việt và chứng thực.
  • Hồ sơ từ nước ngoài phải hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn).
  • Tổ chức chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận (Quy định tại điều 5, Thông tư 297/2016/TT-BTC):

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đầu tư.
  • Bản sao Giấy chứng nhận hành nghề của các kế toán viên.
  • Hợp đồng lao động với các kế toán viên.
  • Tài liệu chứng minh vốn góp (với công ty TNHH).
  • Điều lệ công ty (với công ty TNHH, hợp danh).
  • Văn bản cam kết của doanh nghiệp nước ngoài (với chi nhánh tại Việt Nam).
  • Đơn và mẫu Giấy chứng nhận có sẵn trong Thông tư.
  • Hồ sơ gửi Bộ Tài chính kèm phí thẩm định.

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận (Quy định tại điều 62, Luật Kế toán 2015):

  • Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận trong 15 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Nếu từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp cần giải trình, thời hạn cấp tính từ ngày nhận tài liệu bổ sung.
Doanh nghiệp cần tuân thủ các thủ tục đăng ký hiện hành
Doanh nghiệp cần tuân thủ các thủ tục đăng ký hiện hành

4. Lưu ý gì khi chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ kế toán?

Khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp cần lưu ý đến các yếu tố giúp đảm bảo chất lượng và tính minh bạch trong công việc. Dưới đây là những điểm cần xem xét:

  • Xác minh chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm của đội ngũ kế toán viên.
  • Đảm bảo nhà cung cấp tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp lý và chuẩn mực kế toán.
  • Đánh giá chuyên môn và phạm vi dịch vụ mà nhà cung cấp có thể cung cấp.
  • Tham khảo ý kiến khách hàng cũ để đánh giá uy tín và độ tin cậy của nhà cung cấp.
  • Kiểm tra quy trình làm việc của nhà cung cấp và khả năng bảo mật thông tin.
Cần lưu ý khi chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ
Cần lưu ý khi chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ

Kinh doanh dịch vụ kế toán là lĩnh vực được nhiều người quan tâm bởi nhiều những ưu điểm trong thời kỳ hiện đại. Mong rằng những thông tin mà MISA ASP vừa cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực đa dạng này. 

Trong bối cảnh nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ kế toán uy tín ngày càng tăng, MISA ASP là một trong những nền tảng kế toán dịch vụ hàng đầu, có vai trò kết nối doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhu cầu với các tổ chức cung cấp dịch vụ uy tín. Hãy nhanh tay đăng ký để được trải nghiệm MISA ASP miễn phí từ hôm nay với nhiều ưu điểm vượt trội!


Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp các Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh tìm kiếm các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Nơi làm việc của bạn? *
Nội dung cần tư vấn
Chi tiết
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess