Kiểm toán nội bộ là gì? Vai trò, chức năng kiểm toán nội bộ đối với doanh nghiệp

Hạch toán & Khai thuế
7729 lượt xem

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên để hiểu rõ bản chất và vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộ thì không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng làm rõ những vấn đề kể trên.

1. Kiểm toán nội bộ là gì?

Theo chuẩn mực kiểm toán nội bộ của IIA (The institute of Internal Auditor) định nghĩa về khái niệm kiểm toán nội bộ như sau:

“Kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan nhằm gia tăng giá trị và giải quyết các hoạt động của tổ chức. Kiểm toán nội bộ giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra thông qua việc áp dụng các phương pháp có hệ thống và quy tắc nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, kiểm soát và các quy trình quản trị”

Hiểu đơn giản, kiểm toán nội bộ là bộ phận hoặc một tổ chức gồm những người trong doanh nghiệp cung cấp những đánh giá khách quan, độc lập về hệ thống, tổ chức kinh doanh và quy trình để đảm bảo tính toàn vẹn của các thông tin tài chính và kế toán, cũng như các vấn đề liên quan đến quá trình kinh doanh, sản xuất, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và ngăn ngừa những rủi ro vì gian lận.

khái niệm kiểm toán nội bộ

2. Vai trò và chức năng của kiểm toán nội bộ

2.1. Vai trò và mục tiêu của kiểm toán nội bộ

  • Vai trò của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ ra đời, phát triển và giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản trị của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vai trò và chức năng của kế toán nội bộ ở Việt Nam hiện vẫn chưa được hiểu đúng và đầy đủ theo bản chất vốn có.

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò đặc biệt, hỗ trợ doanh nghiệp:

+ Cung cấp khả năng quản lý rủi ro và đánh giá hiệu quả các quy trình kiểm soát nội bộ, quản trị công ty và kế toán doanh nghiệp

+ Tư vấn xây dựng quy trình, tư vấn kiểm soát các dự án mới, tư vấn về việc đánh giá quản trị rủi ro

+ Đảm bảo thực hiện các hoạt động kiểm tra để đưa ra những đánh giá khách quan về tính tuân thủ, hiệu quả và hiệu suất kiểm soát

+ Đánh giá nội bộ báo cáo trực tiếp gửi lên Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc về tình hình tài chính – kinh doanh và các vấn đề khác của doanh nghiệp. Chính vì vậy, hệ thống hệ thống kiểm soát nội bộ luôn được liên tục kiểm tra và hoàn thiện.

  • Mục tiêu của kiểm toán nội bộ

 Điều 4 Nghị Định 05/2019/NĐ-CP có trình bày mục tiêu của kiểm toán nội bộ được như sau: 

Thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về các nội dung sau đây:

+ Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị.

+ Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao.

+ Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.

Tham khảo thêm: BLOG MISA AMIS – KHO TRI THỨC HỮU ÍCH DÀNH CHO LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP

2.2. Chức năng của kiểm toán nội bộ

Chức năng của kiểm toán nội bộ đã được mở rộng, không còn giới hạn ở việc kiểm tra báo cáo tài chính mà còn là sự kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả, tuân thủ mọi hoạt động tác động đến mục tiêu, kế hoạch của doanh nghiệp.

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò như một quan sát viên, là người bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ, đúng đắn các quy định pháp luật quốc gia cũng như phạm trù đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của doanh nghiệp.

Kiểm toán chịu trách nhiệm phát hiện những sai sót trong hoạt động của doanh nghiệp để từ đó kịp thời tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp có những định hướng trong hoạt động quản trị rủi ro. Đồng thời, bằng cách đưa ra những phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của các phòng ban, kiểm toán hỗ trợ chủ doanh nghiệp đưa ra những cải tiến cho những hạn chế trong hệ thống quản lý và quản trị của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, phòng tránh các trường hợp gian lận có thể xảy ra.

3. Các loại kiểm toán nội bộ 

Một phần quan trọng của kiểm toán nội bộ chính là hoạt động kiểm toán đối với các báo cáo tài chính vì chúng liên quan đến các chế độ kế toán được chấp nhận. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng nhận ra sự cần thiết của các kiểm toán khác ngoài lĩnh vực kế toán, tài chính. Một số lĩnh vực chính khác như: Việc tuân thủ quy định, môi trường, công nghệ thông tin (CNTT), đánh giá hoạt động và hiệu suất.

  • Đánh giá tuân thủ quy định: Một số quy định tác động đáng kể đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Việc không tuân thủ một số luật sẽ khiến doanh nghiệp bị xử phạt theo quy định của pháp luật quốc gia.
  • Kiểm toán Môi trường: Đánh giá tác động của hoạt động doanh nghiệp đối với môi trường, xem xét doanh nghiệp đã tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật môi trường chưa.
  • Kiểm toán CNTT: Đánh giá hệ thông tin, cơ sở hạ tầng bên dưới để đảm bảo tính chính xác của quá trình xử lý thông tin, đảm bảo tính bảo mật và những bí mật về thông tin khách hàng hoặc tài sản trí tuệ
  • Đánh giá hoạt động: Đánh giá các cơ chế kiểm soát của tổ chức về hiệu quả tổng thể và độ tin cậy của chúng
  • Hiệu suất: Đánh giá tổ chức, doanh nghiệp đã đáp ứng các chỉ số do lãnh đạo doanh nghiệp đặt ra để đạt mục tiêu và kế hoạch đề ra

chức năng kiểm toán nội bộ

4. Quy trình kiểm toán nội bộ

Quy trình bao gồm 4 giai đoạn: Lập kế hoạch, điều tra thực địa, báo cáo và theo dõi. 

  • Lập kế hoạch: Trong quá trình lập kế hoạch, nhóm đánh giá nội bộ sẽ xác định phạm vi và mục tiêu, xem xét hướng dẫn liên quan đến cuộc đánh giá (ví dụ: luật, quy định, tiêu chuẩn ngành, chính sách và thủ tục của công ty,…), xem xét kết quả từ các cuộc đánh giá trước, lịch trình và ngân sách cho cuộc đánh giá, xác định các chủ sở hữu quá trình tham gia và lên lịch trình để bắt đầu cuộc đánh giá.
  • Đánh giá thực địa: Đây là hoạt động kiểm toán thực tế, bao gồm việc phỏng vấn các nhân viên chủ chốt để nắm được sự hiểu biết của đội ngũ nhân viên tại doanh nghiệp về các quy trình và các biện pháp kiểm soát. Đồng thời, các công tác liên quan đến đánh giá thực địa như xem xét các tài liệu và hiện vật liên quan để làm ví dụ về việc thực hiện các kiểm soát, thử nghiệm các kiểm soát đối với một mẫu trong một thời gian nhất định, ghi lại các công việc đã thực hiện và xác định các ngoại lệ khuyến nghị.
  • Báo cáo: Kiểm toán nội bộ sẽ soạn thảo báo cáo kiểm toán trong giai đoạn báo cáo. Báo cáo phải được viết rõ ràng, ngắn gọn để tránh hiểu sai và khuyến khích đối tượng dự kiến đọc, hiểu báo cáo. Quy trình phát hành báo cáo kiểm toán nội bộ bao gồm việc soạn thảo báo cáo, xem xét bản thảo với giám đốc của doanh nghiệp để đảm bảo tính chính xác của các phát hiện và việc phát hành, phân phối báo cáo.
  • Theo dõi: Đây là giai đoạn thường bị bỏ qua trong quy trình kiểm toán. Việc theo dõi đảm bảo rằng các khuyến nghị đã được thực hiện để giải quyết các phát hiện đã được xác định. Nếu tổ chức, doanh nghiệp không theo dõi việc thực hiện các khuyến nghị thì nhiều khả năng các thay đổi sẽ được thực hiện.

Hiện nay để theo dõi, có cái hình tổng quan nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, anh/chị có thể sử dụng phần mềm thay vì tự làm thủ công. Tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể cập nhật một cách nhanh chóng, chính xác qua MISA AMIS.

5. Sự khác biệt giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài

      Kiểm toán bên ngoài Kiểm toán nội bộ
Báo cáo cho Cổ đông hoặc thành viên không thuộc cơ cấu quản trị của tổ chức. Hội đồng quản trị và quản lý cấp cao là những người trong cơ cấu quản trị của tổ chức.
Mục tiêu Thêm uy tín và độ tin cậy cho các báo cáo tài chính của tổ chức với các bên liên quan bằng cách đưa ra ý kiến ​​về báo cáo Đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát. Điều này cung cấp cho các thành viên của hội đồng quản trị và quản lý cấp cao sự đảm bảo giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với tổ chức và các bên liên quan.
Phủ sóng Báo cáo tài chính, rủi ro báo cáo tài chính. Tất cả các loại rủi ro, quản lý, báo cáo về chúng.
Trách nhiệm cải tiến Không có, tuy nhiên có nhiệm vụ báo cáo các vấn đề. Cải tiến là cơ bản cho mục đích của kiểm toán nội bộ. Nhưng nó được thực hiện bằng cách tư vấn, huấn luyện và tạo điều kiện để không làm xói mòn trách nhiệm của cấp quản lý.

6. Ý nghĩa của kiểm toán nội bộ đối với tổ chức, doanh nghiệp

Kiểm toán có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cụ thể:

Thứ nhất, kiểm toán hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề cơ bản quan trọng đối với sự tồn tại và thịnh vượng của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào, Khác với các kiểm toán viên bên ngoài, kiểm toán viên nội bộ nhìn xa hơn các rủi ro tài chính và báo cáo để xem xét các vấn đề rộng hơn của tổ chức doanh nghiệp như:

  • Uy tín của doanh nghiệp
  • Sự tăng trưởng
  • Tác động của đến môi trường
  • Cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên của mình

Thứ hai, về mặt kỹ thuật, đây là trung tâm chi phí trong một doanh nghiệp và không tạo ra doanh thu, giúp doanh nghiệp xác định những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt và hiểu rõ tác động của nó đến việc thực hiện mục tiêu

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn trong công tác xây dựng đội ngũ kế toán, quản lý công tác kế toán – tài chính của doanh nghiệp hiệu quả. Do đó công tác kiểm toán đôi khi chưa được chú trọng. Việc sử dụng dịch vụ kế toán giúp doanh nghiệp nắm bắt mọi thông tin của doanh nghiệp chính xác, hiệu quả và được coi là lựa chọn tối ưu cho nhiều doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Nền tảng kết nối dịch vụ kế toán MISA ASP – kết nối hàng trăm đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán uy tín và chất lượng, giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập chưa có đội ngũ kế toán có thể tự do lựa chọn đơn vị phù hợp với những tiêu chí đã đặt ra. 

Tìm hiểu ngay nền tảng MISA ASP để công tác tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán dễ dàng hơn.

CTA

Bài viết chọn lọc

Xem nhiều nhất

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp kết nối Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh với các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Bạn là ai ?
Nội dung cần tư vấn
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess