Kiến thức vàng về báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Hạch toán & Khai thuế
4370 lượt xem

Báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp là vấn đề quan trọng phản ánh tình hình tài chính tại các tổ chức hành chính sự nghiệp (HCSN). Hiện nay, các vấn đề như đối tượng áp dụng, cơ chế, chính sách được quy định rõ ràng trong thông tư 107 năm 2017 của bộ tài chính. Bài viết này sẽ tổng hợp, phân tích nhằm giúp đọc giả hiểu hơn về khía cạnh kế toán này!

1. Khái niệm cơ bản về báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Để hiểu chính xác về thuật ngữ này, trước tiên hãy cùng tìm hiểu về các tổ chức được xem là đơn vị hành chính sự nghiệp. Theo luật ngân sách nhà nước và luật kế toán năm 2015, đơn vị HCSN gồm các cơ quan, tổ chức được hoạt động dựa trên nguồn vốn do ngân sách Nhà Nước phát hành. Hoặc có thể đến từ các nguồn kinh phí đặc biệt như hội phí, học phí hoặc kinh phí được các tổ chức tài trợ… 

Báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp là gì?
Báo cáo tài chính cho đơn vị hành chính sự nghiệp là gì?

Do đó, đơn vị hành chính sự nghiệp thường phục vụ và hoạt động để đáp ứng các nhiệm vụ của nhà nước một cách tốt nhất. Chúng thường là hoạt động mang tính chính trị xã hội. 

Tương tự các đơn vị khác, tổ chức hành chính sự nghiệp cũng áp dụng các chế độ kế toán như:

  • Chứng từ kế toán
  • Hệ thống các tài khoản và định khoản
  • Hệ thống sổ sách kế toán
  • Hệ thống báo cáo tài chính

1.1. Khái niệm BCTC dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp

Báo cáo tài chính dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp có nét đặc thù riêng. Chúng phản ánh các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của tổ chức hành chính sự nghiệp có tính chính trị cao như:

  • Tài sản 
  • Nợ phải trả
  • Nguồn vốn chủ sở hữu
  • Doanh thu
  • Lợi nhuận
  • Hoạt động dòng tiền

Tương tự các loại BCTC khác, báo cáo tài chính cho đơn vị hành chính sự nghiệp cùng được chia thành 2 loại là:

  • BCTC tổng hợp
  • BCTC hợp nhất

Các nội dung cần chuẩn bị trong báo cáo tài chính gồm tờ khai quyết toán thuế, bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ. Do đó, đơn vị hành chính sự nghiệp cần lưu ý để đảm bảo cung cấp đầy đủ các tài liệu, hồ sơ kế toán liên quan này. 

1.2. Mục đích thực hiện báo cáo tài chính

Thực hiện báo cáo tài chính là hoạt động quan trọng mang tính chiến lược cho đơn vị hành chính sự nghiệp. Cụ thể, thực hiện lập BCTC mang lại các lợi ích tuyệt vời như:

  • Đem đến bức tranh tổng thể về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Dữ liệu kế toán quan trọng được xem là thông tin mang đến cho những người có liên quan xem xét. Chẳng hạn như kiểm toán viên, giám đốc, kế toán trưởng…
  • Căn cứ quan trọng giúp hoạt động giải trình thực hiện mang tính hiệu quả hơn. 
  • Thông tin trên báo cáo tài chính được xem là nguồn cơ sở quan trọng giúp hợp nhất báo cáo tài chính gửi đến các cấp đơn vị quản lý cao hơn. 
Mục đích lập báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp là gì?
Mục đích lập báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp là gì?

2. Phân biệt báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Hiện nay có hai khía cạnh thường gây nhầm lẫn trong hạng mục kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp. Đó là báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp và báo cáo quyết toán. 

Hạng mục báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo quyết toán tồn tại song song và độc lập. Tuy nhiên, khác với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán HCSN phản ánh tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí trong ngân sách nhà nước.

Các dữ liệu này giúp đánh giá tình hình tuân thủ và mức độ chịu trách nhiệm thực hiện của tổ chức hành chính sự nghiệp. Nhờ đó, cơ quan có thẩm quyền dễ dàng kiểm tra và kiểm soát hoạt động sử dụng ngân sách nhà nước.

3. Đối tượng thực hiện bctc của đơn vị hành chính sự nghiệp

Việc lập báo cáo tài chính dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp thường được thực hiện vào cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức có phát sinh các thời điểm khác thì kế toán viên sẽ tiến hành lập BCTC cho phù hợp. 

Kế toán viên trong đơn vị hành chính sự nghiệp là người trực tiếp thực hiện lập báo cáo tài chính. Sau đó, kế toán cấp trên sẽ dựa vào đó để tổng hợp thành BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất. 

Đối tượng thực hiện lập báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Đối tượng thực hiện lập báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp

Để giúp BCTC được hoàn thiện và có tính chính xác cao, cá nhân cần liên tục nâng cao trình độ chuyên môn cũng như khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế công việc. Ngoài ra, việc sử dụng sự hỗ trợ của các công cụ công nghệ thông tin cũng là điều cần áp dụng.

4. Nguyên tắc lập và trình bày bctc tại các đơn vị hành chính sự nghiệp

Quá trình lập báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp được quy định trong thông tư 107 của bộ tài chính. Lúc này, kế toán viên cần tuân thủ để thực hiện cho đúng các gợi ý cũng như hướng dẫn chi tiết.

4.1. Các nguyên tắc lập báo cáo tài chính mới nhất 2021

  • Lập báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp cần bám sát theo các số liệu kế toán tại thời điểm thực hiện khóa sổ. 
  • Báo cáo tài chính cần được lập theo quy định và thống nhất trong hình thức báo cáo cũng như mẫu báo cáo chung và riêng của từng đơn vị, doanh nghiệp hay tổ chức.
  • Trường hợp BCTC có sự khác biệt giữa các kỳ kế toán thì kế toán viên cần có giải trình rõ ràng lý do.
  • Lập báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp yêu cầu cần phải có chữ ký rõ ràng của người lập. Đặc biệt chữ ký của những người có liên quan như kế toán trưởng hoặc thủ trưởng. 
  • Người ký báo cáo tài chính có trách nhiệm chịu tính xác thực của các thông tin được ghi trên BCTC. 

4.2. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính

Ngoài ra, để đảm bảo tính thống nhất và chính xác cũng như sự minh bạch thì kế toán viên cần đảm bảo tốt các yêu cầu sau:

  • Các dữ liệu trong báo cáo tài chính cần được ghi lại trung thực, khách quan.
  • Quá trình trình bày cần hợp lý, rõ ràng và có tính hệ thống cũng như logic cao.
  • Đảm bảo tuân thủ đúng thời hạn quy định lập báo cáo tài chính.
  • Số liệu của kỳ kế toán này cần phải kế tiếp số liệu của kỳ kế toán trước đó. 

4.3. Một số lưu ý dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp

Việc lập báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp là quá trình vô cùng quan trọng. Do đó, tổ chức cần thực hiện và triển khai nghiêm túc, bám sát thực tế cũng như tuân theo các yêu cầu trong ngành kế toán. Dưới đây là một số lưu ý khác dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp:

a. Về nội dung của BCTC cho tổ chức hành chính sự nghiệp

Kế toán viên chịu trách nhiệm thực hiện lập BCTC theo đúng nhiệm vụ được giao. Sau đó tiến hành nộp cho đơn vị kế toán cấp cao hơn hoặc người trực tiếp quản lý. 

b. Về thời hạn quy định nộp báo cáo tài chính

Thông tư 107 cho biết báo cáo cần được nộp cho cơ quan nhà nước hoặc đơn vị chịu trách nhiệm rà soát trong thời gian tối đa 90 ngày (3 tháng). Thời điểm này tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán của năm theo quy định luật kế toán nói chung.

5. Trách nhiệm của các đơn vị hành chính sự nghiệp trong lập BCTC

Đơn vị hành chính sự nghiệp trước khi lập báo cáo tài chính cần tìm hiểu rõ ràng về trách nhiệm tổ chức trong hoạt động này. Đầu tiên, kế toán viên cần lập BCTC tuân thủ theo đúng mẫu quy định được ban hành trong thông tư 107 của Bộ tài chính. Trường hợp thực hiện báo cáo theo mẫu khác phải được đề xuất và chấp nhận của tổ chức kiểm soát có liên quan. 

Các đơn vị hành chính sự nghiệp báo cáo thông tin, dữ liệu đầy đủ theo mẫu. Tuy nhiên một số trường hợp có thể thực hiện kê khai theo các mẫu báo cáo đơn giản. Các trường hợp này bao gồm:

5.1. Đối với cơ quan (tổ chức) nhà nước

Để được lựa chọn mẫu báo cáo tài chính đơn giản, tổ chức cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí dưới đây:

Thứ nhất, phòng hoặc cơ quan thuộc Ủy ban cấp huyện được giao dự toán chi ngân sách nhà nước (NSNN) ở mức chi thường xuyên.

Trách nhiệm của các đơn vị hành chính sự nghiệp khi lập báo cáo tài chính
Trách nhiệm của các đơn vị hành chính sự nghiệp khi lập báo cáo tài chính

Thứ hai, tổ chức không được giao các hạng mục như: chi ngân sách nhà nước, chi đầu tư phát triển; chi từ dự toán thu và chi phí… 

Thứ ba, tổ chức hành chính sự nghiệp không có cơ quan và đơn vị trực thuộc.

5.2. Đối với tổ chức hoặc đơn vị sự nghiệp công lập

Trường hợp này được lựa chọn mẫu báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp đơn giản khi thỏa mãn các điều kiện:

  • Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền phân loại. Hoạt động được đảm bảo toàn bộ bởi mức chi thường xuyên của ngân sách nhà nước. 
  • Tổ chức không được phân bổ ngân sách thực hiện các hoạt động như chi đầu tư phát triển hoặc lệ phí và chi từ các khoản thuộc vốn đầu tư nước ngoài. 
  • Tổ chức không có các đơn vị, cơ quan khác trực thuộc.

Lập báo cáo tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện được thực hiện để đảm bảo quá trình giám sát, theo dõi tình hình biến động tài chính cho các cơ quan đặc biệt. Đây là hoạt động quan trọng và mang lại nhiều ý nghĩa cho tổ chức nhà nước. Hy vọng các thông tin từ bài viết này đã đem đến nhiều kiến thức bổ ích.

Báo cáo tài chính là một trong những nghiệp vụ mà kế toán phải nắm vững. Để có thể thăng tiến đồng thời nâng cao mức thu nhập, kế toán cần nắm vững kiến thức, kỹ năng trong nghề. Ngoài việc thăng chức, kế toán có thể chuyển sang làm kế toán dịch vụ, hợp tác với nhiều khách hàng doanh nghiệp cùng một lúc.

MISA ASP là nền tảng kết nối kế toán doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán với các doanh nghiệp. Nhờ nền tảng MISA ASP, kế toán dịch vụ có thể tìm kiếm thêm khách hàng để tăng thu nhập đồng thời doanh nghiệp có thể tuyển được nhân viên chuyên nghiệp, tay nghề cao với mức phí phù hợp.

Bài viết chọn lọc

Xem nhiều nhất

Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Bạn là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán?
Tham gia MISA ASP ngay để cung cấp dịch vụ cho hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ
MISA ASP

MISA ASP là Nền tảng kế toán dịch vụ giúp kết nối Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, Cá nhân kinh doanh với các Tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí từ MISA ASP
Họ và tên *
Số điện thoại *
Email
Bạn là ai ?
Nội dung cần tư vấn
Bằng cách nhấn vào nút Nhận tư vấn miễn phí, bạn đã đồng ý với Chính sách quyền riêng tư của MISA
call zalo mess